Năm 1968 trở thành năm đen tối khi nhiều tàu ngầm gặp sự cố mất tích bí ẩn và tàu ngầm Liên Xô là một trong số đó. Cụ thể, tàu ngầm hạt nhân K-129 chạy bằng diezel, được Hải quân Liên Xô đưa vào sử dụng năm từ năm 1960.
Vào thời điểm ấy, K-129 là một trong những tàu ngầm được trang bị hiện đại của Hải quân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh khi nó được trang bị 3 tên lửa đạn đạo hạt nhân. Theo một số tài liệu, sau khi hoàn thành 2 cuộc tuần tra biển kéo dài 70 ngày, tàu ngầm K-129 được giao nhiệm vụ tuần tra thứ 3 bắt đầu từ ngày 24/2/1968.
Đến ngày 8/3/1968, tàu ngầm K-129 mất liên lạc và đột ngột biến mất không để lại dấu vết khi đang hoạt động trên Thái Bình Dương. Ngay sau khi xảy ra vụ việc này, Hải quân Liên Xô phát lệnh báo động và mở chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm này trên quy mô lớn. Tuy nhiên, mọi nỗ lực tìm kiếm tàu ngầm K-129 của Liên Xô đều không có kết quả nào.
|
Tàu ngầm hạt nhân K-129 của Liên Xô. |
Trong bối cảnh trên, phía Mỹ đã xác định vị trí tàu ngầm K-129 của Liên Xô gặp nạn. Tàu ngầm này bị đắm tại một vị trí cách Hawaii hơn 2.400 km về phía tây bắc. Khi ấy, chính quyền Washington đã không thông báo cho chính quyền Moscow biết điều này.
>> Mời quý độc giả xem video đo sức mạnh tàu ngầm Kilo Việt Nam (nguồn: VTC14)
Thay vào đó, Mỹ lên kế hoạch bí mật trục vớt tàu ngầm K-129 cùng các đầu đạn hạt nhân cũng như những tài liệu mật bên trong tàu. Dự án tuyệt mật này của Mỹ được đặt tên là Dự án Azorian.
Vào tháng 7/1974, Mỹ đã trục vớt và đưa lên bờ một số mảnh vỡ của tàu ngầm K-129 cũng như hai ngư lôi hạt nhân, thiết bị cơ khí và sonar cùng thi thể 6 thủy thủ trên tàu ngầm xấu số của Liên Xô.
Sau khi thông tin về dự án Azorian bị tiết lộ, dư luận quốc tế, đặc biệt là Liên Xô chỉ trích Mỹ gay gắt. Mặc dù xác tàu ngầm K-129 được tìm thấy nhưng cho đến nay nguyên nhân khiến nó gặp thảm kịch chìm tàu vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vì vậy, nó trở thành một trong những vụ mất tích tàu ngầm bí ẩn nhất lịch sử.
Tâm Anh (TH)