Theo Viện nghiên cứu di tích văn hóa và khảo cổ học tỉnh Hà Nam, ngôi cổ mộ được cho là thuộc tầng lớn quý tộc nhà Tây Hán, niên đại khoảng 2.000 năm. Trong mộ cổ, các nhà khoa học cũng đã khai quật được 2 chiếc bình đồng, cùng một số cổ vật khác.
Đặc biệt, một trong 2 chiếc bình được thiết kế với nắp vuông chứa chất lỏng rất kỳ lạ. “Chúng tôi phát hiện chất lỏng bí ẩn trong một chiếc bình lớn bằng đồng”, chuyên gia khảo cổ Wang Jin cũng đã xác nhận.
|
Chiếc bình cổ đựng chất lỏng kỳ bí, được chôn giấu trong hầm mộ cổ có niên đại khoảng 2.000 năm. |
Theo đó, vào tháng 10/2018, khoảng 3,5 lít chất lỏng có màu vàng tìm thấy ở trong một chiếc bình bằng đồng được chôn giấu ở trong một ngôi mộ của một gia đình quý tộc thời nhà Tây Hán (202 TCN). Theo các chuyên gia, dường như gia đình này có niềm tin tưởng rất lớn vào sức mạnh của thứ chất lỏng quý giá kia.
Cụ thể, vào cuối tháng 2/2019, kết quả từ những thí nghiệm cho thấy chất lỏng trong mộ cổ 2.000 năm có chứa alunite và diêm tiêu (KNO3). Theo những tài liệu cổ, đây chính là hai thành phần chủ yếu được sử dụng để điều chế "thuốc trường sinh" của đạo Lão. Ngày nay, diêm tiêu chủ yếu được sử dụng trong phân bón, thuốc súng, pháo hoa và tên lửa.
Mặc dù hai thành phần trên có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất để điều chế tiên dược giúp mang lại sự bất tử cho người dùng, nhưng lại là "thực đơn" quen thuộc để tạo ra thứ thuốc quý kia.
Theo các chuyên gia khảo cổ, thứ nước được chứa trong chiếc bình khá kỳ lạ, có màu nâu đục. Loại nước bí ẩn này có thể được người xưa cho rằng khi uống vào sẽ mang sức mạnh trường sinh bất tử. "Ở thời Tây Hán, niềm tin vào sức mạnh bất tử và thuốc trường sinh là rất phổ biến", chuyên gia Wang nói thêm.
CGTN đưa tin, ông Shi Jiazhen, người đứng đầu tại Viện Khảo cổ và Cổ vật văn hóa tại thành phố Lạc Dương, cho biết, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy "thuốc trường sinh" huyền thoại ở Trung Quốc.
Cũng theo ông Shi Jiazhen, có nhiều cổ mộ trên địa bàn tỉnh đã bị đám trộm mộ xâm phạm. Vì vậy, việc phát hiện mộ ngôi mộ 2.000 năm tuổi và còn nguyên vẹn là rất quý giá.
|
Một đồ tạo tác bằng đồng được tìm thấy trong ngôi mộ, có nguồn gốc từ thời nhà Tây Hán. |
Ở thời Tây Hán, những đồ vật được chôn theo người chết chủ yếu là đồ gốm. Chỉ có những người địa vị rất cao trong xã hội mới được chôn theo đồ tạo tác bằng đồng, theo chuyên gia.
Theo Vũ Ngọc/Khoevadep