Betsy DeVos: Hành trình nữ tỉ phú thành Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Những hé lộ bất ngờ về sự nghiệp của Betsy DeVos sẽ giải thích vì sao nữ tỷ phú này lại trở thành Bộ trưởng Giáo dục Mỹ gây chú ý. 

Ngày 7/2 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn nữ tỷ phú Betsy DeVos  - người đang làm Chủ tịch công ty quản lý đầu tư công nghệ Windquest Group - làm Bộ trưởng Giáo dục trong cuộc bỏ phiếu với kết quả chưa có tiền lệ: 51 phiếu ủng hộ, 50 phiếu trống.

Trước đó, các thượng nghị sĩ Mỹ đã có cuộc tranh luận dữ dội về việc liệu bà DeVos có đủ tiêu chuẩn để trở thành người đứng đầu ngành giáo dục Mỹ hay không.

Những hé lộ về sự nghiệp của bà Betsy DeVos sẽ giải thích vì sao nữ tỷ phú này lại trở thành nhân vật gây chú ý trong chính giới Mỹ.
Betsy DeVos: Hanh trinh tu nu ti phu thanh Bo truong Giao duc My
Chân dung nữ tỷ phú Betsy DeVos. Ảnh: Twitter. 
Chính trị gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa
Bà Betsy DeVos tham gia chính trị từ những năm 1970, và là một thành viên tích cực của đảng Cộng hòa khi mới 20 tuổi. Trong thập niên 1990 - 2000, bà liên tục là một lãnh đạo chủ chốt của đảng Cộng hòa ở bang Michigan.

Trong suốt quá trình hoạt động chính trị của mình, Devos và gia đình luôn là một nhà từ thiện lớn của Đảng Cộng hòa.

Em trai bà là Erik Prince, nhà sáng lập công ty thầu quân sự tư nhân Academi, là một người ủng hộ ông Trump, đã từng tặng ít nhất 100.000 USD cho Ủy ban hành động chính trị “Làm cho nước Mỹ là số một”.

Theo Washington Post, bà DeVos và người thân đã tặng ít nhất 818.000 USD cho 20 nghị sĩ cộng hòa đương nhiệm trong các kỳ 2014, 2016.

Theo báo cáo của nhiều cơ quan truyền thông, gia đình DeVos đã có nhiều khoản đóng góp chính trị như 200 triệu USD cho các tổ chức cánh hữu từ năm 1970, tuy nhiên con số này chưa được khẳng định. Bản thân bà đã tặng tiền cho các nghị sĩ trong ủy ban sức khỏe, giáo dục, lao động và lương hưu, chính là những người sẽ giám sát phiên điều trần để công nhận bà.

Betsy DeVos: Hanh trinh tu nu ti phu thanh Bo truong Giao duc My-Hinh-2
Ảnh: Besty (phải) và chồng (trái) phát biểu tại một chương trình từ thiện năm 2010. Ảnh: MLive.com. 

Chủ trương của bà De Vos khi trở thành Bộ trưởng Giáo dục

Chủ trương chính của bà DeVos khi trở thành Bộ trường Giáo dục Mỹ là mọi gia đình đều có “lựa chọn giáo dục” (educational choice - một thuật ngữ tập hợp dùng để chỉ các nỗ lực tư nhân hóa giáo dục bằng các chương trình voucher trường học để chuyển đổi các quỹ công cho các trường tôn giáo và tư nhân).

Vợ chồng DeVos đã có hơn 20 năm theo đuổi các chương trình voucher (học bổng cho phép học sinh theo học những trường tư nhân bằng tiền thuế của người dân) và tư nhân hóa trường học. Bản thân bà và các con cũng học trường tư.

 Ông Trump nói rằng bà Devos là “một người ủng hộ giáo dục đầy đam mê và thông minh”. Ảnh: The Inquisitr. 
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Philanthropy năm 2013, bà Devos bày tỏ sự ủng hộ các lựa chọn xứng đáng được gọi là “lựa chọn giáo dục” như voucher, trường tư, charter school (một loại trường công vận hành bằng 100% kinh phí nhà nước nhưng do tư nhân điều hành hoàn toàn), homeschooling (hình thức tự học tại nhà phổ biến ở Mỹ và các nước phát triển phương Tây) và “học kỹ thuật số”, nhưng không đề cập tới trường công.

Những người ủng hộ voucher và lựa chọn trường học xem đây là các công cụ tư nhân hóa giáo dục để biến giáo dục thành một hệ thống thị trường tự do (dù các nhà kinh tế không cho rằng chúng là ý kiến hay). Tổng thống Trump cũng là một ủng hộ viên của các công cụ này.

Trên trang Twitter cá nhân, bà Devos viết: “Phân biệt đối xử theo địa vị trong giáo dục là không thể chấp nhận. Chúng ta có thể cùng nhau làm việc để tạo nên những thay đổi chuyển hóa nhằm đảm bảo mọi sinh viên Mỹ đều có cơ hội vươn tới tiềm năng cao nhất.”
Betsy DeVos: Hanh trinh tu nu ti phu thanh Bo truong Giao duc My-Hinh-4
Chủ trương chính của bà DeVos khi trở thành Bộ trường Giáo dục Mỹ là mọi gia đình đều có “lựa chọn giáo dục”. Ảnh: BBC. 

Ngoài ra, bà còn là Chủ tịch Liên đoàn trẻ em Mỹ - một tổ chức thúc đẩy lựa chọn giáo dục bằng các chương trình voucher và học bổng tín thuế (tax credit - lợi tức thuế giúp người đóng thuế có thêm thu nhập từ việc trừ đi một phần số thuế họ phải đóng cho nhà nước).

Tuy nhiên, Chủ tịch Liên đoàn giáo viên Mỹ Randi Weingarten cho rằng, đề cử DeVos của Trump cho thấy rõ ràng chính sách giáo dục của ông sẽ tập trung vào việc tư nhân hóa, xóa bỏ trợ cấp và hủy diệt giáo dục công của nước Mỹ. 

Betsy DeVos: Hanh trinh tu nu ti phu thanh Bo truong Giao duc My-Hinh-5
Bà Betsy Devos Tổng thống Trump đề cử vào vị trí Bộ trưởng Giáo dục. Ảnh: The New Yorker. 

Tầm ảnh hưởng của bà DeVos đến chính sách của Mỹ

Tờ Times tiết lộ rằng bà DeVos là một trong những nhân vật tạo ra áp lực chi phối Citizens United, một ủy ban hành động chính trị (PAC) được thành lập năm 1988 để khuyến khích các lợi ích doanh nghiệp, các hoạt động bảo thủ xã hội và các ứng viên mở rộng sứ mệnh của tổ chức này - đưa chính phủ Mỹ trở lại “sự kiểm soát của công dân”.


Sơ lược tiểu sử Tân Bộ trưởng Giáo dục Mỹ: 

Tên đầy đủ: Elisabeth "Betsy" DeVos

Sinh ngày 8/1/1958 ở Holland phía tây bang Michigan.

Là một tín đồ Thiên chúa giáo sùng đạo: Từng học trung học ở trường dòng Holland Christian High School, một trường Thiên chúa giáo cải cách và nhận bằng cử nhân ở đại học Calvin College, cũng là một dạng trường cải cách. Sau này Devos đã có nhiều đóng góp cho trường cũ Calvin.

Cha: Edgar Prince, nhà công nghiệp tỉ phú Michigan, người sáng lập công ty sản xuất các bộ phận xe hơi Prince Corporation đã được Johnson Controls mua lại với giá 1,35 tỉ năm 1996 sau khi cha bà qua đời.

Chồng: Dick Devos Jr., con trai nhà đồng sáng lập tập đoàn kinh doanh đa cấp hàng đầu thế giới Amway Dick DeVos Sr.. DeVos là một trong những gia đình giàu có nhất Michigan và trên thế giới.

Tài sản: Bản thân Devos là một tỉ phú. Hiện bà là chủ tịch công ty quản lý đầu tư công nghệ Windquest Group do bà và chồng cùng sáng lập. Hai vợ chồng Devos sở hữu nhiều nhà ở bang nhà Michigan, trong đó có một lâu đài gần hồ Macatawa, Holland rộng hơn 2 triệu m2 ước tính trị giá 4-10 triệu USD.

Đoàn Hiểu Linh