Vào tháng 9/1970, tại huyện Hồng Nhã, thành phố Mị Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, một người đàn ông dắt theo chó săn bước vào ngọn núi lớn gần nhà. Mấy ngày sau anh ta chưa trở về, gia đình lập tức báo cảnh sát. Sau đó, một lực lượng tìm kiếm lớn tỏa vào rừng nhưng cuối cùng không tìm thấy gì.
Điều khó hiểu là người đàn ông mất tích là thợ săn nổi tiếng ở địa phương. Anh ta có kinh nghiệm phong phú, rất quen thuộc với tình hình trong núi nhưng lại biến mất bí ẩn. Ngay cả con chó săn đi cùng cũng không để lại dấu vết gì.
Đây là câu chuyện từ nhiều năm trước. Kể từ đó, "hồ Mê Hồn" - hay còn gọi là "Bermuda của Trung Quốc" lần đầu xuất hiện trong tầm mắt công chúng. Và trong một thời gian dài sau đó, nó đã tạo ra nhiều trường hợp mất tích kỳ lạ với những bí ẩn chưa được giải mã cho tới tận bây giờ. Những gì còn lại chỉ là những ước đoán đầy sợ hãi từ mọi người.
|
Ảnh minh họa.
|
Ở thành phố Mị Sơn, tỉnh Tứ Xuyên có một thị trấn nhỏ tên là Hồng Nhã. Trong thị trấn này có một ngọn núi tên là Ngõa Ốc, nơi sở hữu một khu rừng nguyên sinh lớn nhất Trung Quốc. Trong khu rừng này không chỉ có động vật quý hiếm được bảo vệ như gấu trúc khổng lồ, gà lôi hông tía, mà còn có những loại thực vật quý giá như cây thông đỏ.
Khu vực này được nhà nước bảo vệ nên môi trường sinh thái vẫn giữ nguyên. Không có gì nghi ngờ, đây là một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, thậm chí được so sánh với núi Nga Mi. Dù phong cảnh ở đây không thua kém nhưng những bí ẩn của Ngõa Ốc Sơn thì nhất định vượt trội hơn Nga Mi.
Chỉ 2 năm sau sự việc người thợ săn biến mất, ở chân núi đã có 2 phụ nữ trung niên cùng nhau vào núi đào thảo được và rau dại. Kết quả, họ cũng một đi không trở lại. Trong tình hình không có bất kỳ bằng chứng nào, cơ quan an ninh chỉ có thể xem vụ việc này như một vụ mất tích.
Vào năm 1974, một nhóm khảo sát tài nguyên động vật hoang dã đã đến khu vực này. Ngoài nhiệm vụ chính, họ muốn trải nghiệm trực tiếp xem "Hồ Mê Hồn" có thực sự đáng sợ như người ta nói.
Những gì làm họ tự tin chính là kiến thức khoa học sâu rộng của bản thân và một số công cụ thường dùng. Nhưng sau khi vào núi, các thành viên trong nhóm phát hiện ra rằng họ đã rơi vào một cái bẫy đơn giản nhất, đó là lạc đường.
Việc lạc đường trong núi có lẽ là điều phổ biến nhất, nhưng vấn đề nhỏ này đã khiến tất cả mọi người hiện diện đều bất lực. Mọi thứ ở đây đều trở nên bình thường, mọi người cũng rất tỉnh táo, nhưng họ vẫn không thể tìm ra lối thoát. Cuối cùng, sau nhiều cố gắng, họ đã mất vài ngày mới thoát ra được. Thành viên của đội nhóm này rất ngạc nhiên, nhưng họ không chấp nhận. Vì vậy, họ nhanh chóng tổ chức một chuyến đi nữa vào núi. Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là kết quả lại giống hệt như lần trước.
Sau sự kiện đó, việc khám phá ngọn núi và hồ nước ma thuật dừng lại một thời gian dài, cho đến năm 1980, một đội ngũ do chính quyền tổ chức mới vào núi lần nữa. Thành viên của đội này đều thuộc Sở Địa Chất và Khảo sát Bản đồ tỉnh Tứ Xuyên. Nhiệm vụ của họ trong chuyến đi này thực sự là để khám phá nguồn tài nguyên du lịch rừng rậm phong phú trong núi Ngõa Ốc, việc khám phá hồ Mê Hồn cũng là một trong những mục tiêu chính. Nếu không làm rõ tình hình ở địa điểm này, thì sau này nếu nó trở thành một khu du lịch, nó chắc chắn sẽ đe dọa đến du khách.
Nhân viên của Sở Địa Chất và Khảo sát Bản đồ được trang bị chuyên nghiệp hơn, họ không chỉ có la bàn, đồng hồ GPS, bản đồ chỉ đường, mà còn có một số chuyên gia địa chất đi cùng. Tuy nhiên, những người này chưa đến nơi đã gặp khó khăn, bởi vì ngày đó trong núi có sương mù nhiều, họ thậm chí không thể tìm thấy vị trí của hồ Mê Hồn.
Trong tình huống này, nhóm chuyên gia chỉ có thể tìm đến sự giúp đỡ của người dân địa phương. Họ đã trả tiền thuê một thợ săn già từ dân tộc Tạng ở huyện làm hướng dẫn viên. Người thợ săn này rất sợ hãi và tôn trọng cái gọi là “hồ Mê Hồn”, nhưng như mọi lần, những nhà nghiên cứu không quan tâm đến những điều về ma quỷ mà ông nói. Họ thậm chí còn mang theo vũ khí để đối phó với thú dữ và không hề sợ hãi.
Không còn cách nào khác, người thợ săn già đành dắt mọi người đi một con đường hẻo lánh để vào "hồ Mê Hồn". Nơi này thực sự đặc biệt, cây cối trong rừng rất dày đặc, ngay cả khi trời quang đãng không một gợn mây, ánh nắng mặt trời cũng khó có thể chiếu vào. Trong rừng màn sương mù mịt, tầm nhìn bị hạn chế, không lạ gì nó có tên gọi "mê hồn".
Và sự cố đã xảy ra rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi vào, có thành viên phát hiện ra la bàn của mình đã hỏng. Tuy nhiên, điều này đã được dự đoán trước. Đêm đó, mọi người đã dựng lều và đốt lửa trại để nghỉ qua đêm ở một khe núi. Ban đầu mọi thứ đều yên bình, trong rừng thậm chí không có động vật nhỏ, nhưng vào giữa đêm, nhiều người đã bị đánh thức và phát hiện ra rằng không khí xung quanh trở nên rất đặc, họ bị đánh thức từ giấc mơ và khó thở, ngực bị nén và đau đầu. Cảm giác như họ đang bị ngạt thở.
Mọi người không hề hoảng loạn, ban đầu, họ cho rằng đây là phản ứng khi lên núi cao, tương tự như phản ứng khi ở trên cao nguyên bởi dù sao thì núi Ngõa Ốc cũng cao tới 3.500m.
Nhưng với tình hình hiện tại, họ không thể ở lại đây được nữa. Vì vậy, trưởng đoàn đã dắt mọi người tìm đường xuống núi trong đêm. Nhưng trong môi trường tối mịt và phức tạp như thế này, kèm theo cảm giác bất tiện từ cơ thể, đội ngũ này nhanh chóng lạc đường.
Dưới bầu không khí hối hả và loạn lạc, sau gần 10 giờ, các thành viên trong đội vẫn không tìm được đường ra. Nhưng đúng lúc này, họ vô tình đến một khu vực đầm lầy. Khi đang tìm đường, bất ngờ có 2 thành viên trượt chân và ngã xuống mất ý thức, trong khi những người khác đều cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đầu óc quay cuồng.
Chỉ có người thợ săn già phản ứng nhanh nhất, ông ấy hét lên kêu gọi mọi người kéo những người đã mất ý thức lên, chạy thục mạng. Sau khi chạy khỏi khu vực đầm lầy, 2 người bị ngất đã tỉnh lại rất nhanh và cơ thể họ không có phản ứng xấu nào.
Trong hai ngày tiếp theo, các thành viên trong đội giống như điên trong núi và không thể tìm ra lối thoát. Cuối cùng, họ gần như suy sụp và phải dùng cách ngu ngốc nhất - chặt cây để tạo ra một con đường thì mới thoát ra khỏi nơi đó. Nhưng không ai ngờ khi họ ra khỏi đó, họ lại đến một bên khác của núi, nơi này là huyện Huỳnh Kinh, kế bên huyện Hồng Nhã.
Nhóm công tác hoảng loạn đã nhanh chóng báo cáo tình hình cho cấp trên. Sau khi lãnh đạo nắm bắt được tình hình, họ nhận ra sự nghiêm trọng của nó, kết hợp với nhiều trường hợp mất tích trước đó. Cuối cùng, chính quyền tỉnh đã chấp thuận và chỉ định hơn một ngàn mẫu đất quanh hồ Mê Hồn làm khu vực cấm.
Kể từ đó, hồ Mê Hồn có một tên mới là Đường Hoàng Tuyền. Tên gọi này đủ nói lên sự nguy hiểm của nó.
Trong hoàn cảnh này, "hồ Mê Hồn" vốn đã bao phủ bởi sương mù dày đặc, ngày càng trở nên bí ẩn và kỳ lạ, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ bên ngoài. Nhiều nhà mạo hiểm dũng cảm cũng mong muốn thử thách.
Rốt cuộc, Ngõa Ốc Sơn không giống như Đại Hưng An Lĩnh, Trương Gia Giới và các khu rừng nguyên sinh siêu lớn khác. Mọi người đều không tin rằng trong thời địa tiến bộ về công nghệ như hiện nay, họ thực sự không thể thoát ra khỏi núi.
Mặc dù vậy, sự nguy hiểm của hồ Mê Hồn đã xuất hiện từ rất lâu. Từ thời nhà Minh đã có nhiều sự kiện kỳ bí xảy ra tại đây. Người dân gọi nó là "Núi yêu", thậm chí làm cho hoàng đế cảm thấy lo lắng và ban hành lệnh cấm kéo dài suốt 2 triều đại Minh, Thanh, tức là hơn 400 năm.
Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, việc giải mã bí ẩn của hồ Mê Hồn trên núi Ngõa Ốc trở thành nhiệm vụ cần phải thực hiện. Vào năm 2014, đội của CCTV cùng với đội thám hiểm tự do của Tứ Xuyên đã thực hiện một hoạt động quy mô lớn.
Họ mang theo la bàn, đồng hồ cơ, đồng hồ điện tử, bồ câu, dải cảnh báo, máy bộ đàm và nhiều công cụ khác, đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, còn có một số đội cứu hộ ở ngoại vi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Dưới tình hình cẩn trọng và kiên trì, đội khảo sát khoa học cuối cùng cũng đã thành công khi ra khỏi núi lớn, và đã tổng kết được khá nhiều quy luật, chẳng hạn như đồng hồ điện tử, la bàn, GPS chắc chắn sẽ hoàn toàn mất hiệu lực, bồ câu không dám bay đi, khí độc thật sự tồn tại...
Nhưng đối với lý do vì sao khe nước mang tên "Mê Hồn" lại gây ra những hiện tượng kỳ lạ như vậy, họ chỉ có thể đưa ra một số suy đoán, nhưng vẫn không thể đưa ra một kết luận cụ thể.
Và cho đến ngày nay, bí ẩn của khe nước "Mê Hồn" vẫn chưa được giải đáp, và có khoảng 4 ý kiến được lan truyền rộng rãi.
Thứ nhất, truyền thuyết Đạo Giáo. Người ta nói rằng vào cuối thời Đông Hán, người sáng lập giáo phái Ngũ Đấu Mễ Đạo nổi tiếng ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh là Trương Lăng đã giết chết hàng trăm binh sĩ ở núi này, sau đó sử dụng năng lượng tiêu cực từ họ tạo ra một "bát quái mê hồn trận" để chống lại sự đàn áp của triều đình. Điều này cũng là nguồn gốc của tên khe nước "Mê Hồn". Cách lý giải này ít tin cậy nhất nhưng lại được lan truyền rộng rãi nhất ở địa phương.
Thứ hai là do từ trường. Như chúng ta đều biết, những người hiện đang vào núi, la bàn và các vật dụng khác đều không hoạt động, và có lẽ không thể loại trừ ảnh hưởng của từ trường đặc biệt. Liệu có phải một sao chổi ngoài không gian đã rơi vào sâu trong núi từ rất lâu, hay do địa hình đặc biệt ở đây làm thay đổi từ trường? Lý do thực sự thì chúng ta vẫn chưa biết.
Thứ ba là khí độc. Trong núi thực sự có một loại khí độc màu đen, một số người nghĩ rằng nó có hiệu ứng gây mê, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của con người, gây ra việc mất phương hướng, nhưng thực tế, loại khí độc này chỉ có khả năng gây nên sự ngộ độc, và nó không tồn tại ở khắp khe nước "Mê Hồn".
Cuối cùng là về ảo giác chồng chất. Đây là một hiện tượng thường thấy trong rừng sâu, vì cây cối quá dày đặc, cảnh quan xung quanh gần như giống nhau, con người khó tìm ra điểm tham chiếu đặc trưng, nên sẽ đi mãi một vòng tại chỗ và không thể ra khỏi đó, nhưng cũng không thể giải thích các điểm kỳ lạ khác.
Nhìn chung, tam giác "Bermuda" của Trung Quốc đến nay vẫn là khu vực cấm. Dù núi Ngõa Ốc đã trở thành điểm du lịch như hồ Mê Hồn vẫn không được mở cửa.
Theo Văn hóa & Phát triển