Những phát hiện được công bố trên Tạp chí khoa học PeerJ, cung cấp những hiểu biết mới về cách loài thằn lằn bay có thể bay mặc dù đạt kích thước lớn hơn nhiều so với động vật hiện đại. Nghiên cứu này làm sáng tỏ khả năng nhảy khởi đầu chuyến bay của những loài động vật này, một số loài có sải cánh dài hơn mười mét.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Vương quốc Anh) dẫn đầu thực hiện, dựa trên nhiều năm phân tích và lập mô hình về cách cơ tương tác với xương để tạo ra chuyển động ở các loài động vật khác và hiện đang được sử dụng để bắt đầu trả lời câu hỏi về cách các loài động vật biết bay lớn nhất có thể cất cánh khỏi mặt đất.
|
Loài thằn lằn bay khổng lồ tiền sử với kích thước sải cánh hơn 10m. Ảnh: Science Daily |
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra mô hình máy tính đầu tiên cho loại phân tích này về một con thằn lằn bay để thử nghiệm ba cách khác nhau mà thằn lằn bay có thể cất cánh: một cú nhảy bùng nổ theo chiều dọc chỉ sử dụng chân giống như những con chim chủ yếu sống trên mặt đất, một cú nhảy ít theo chiều dọc hơn chỉ sử dụng chân giống hơn với cú nhảy của những con chim thường xuyên bay và một cú nhảy bốn chi cũng sử dụng cánh của nó theo một chuyển động giống như cú nhảy cất cánh của một con dơi. Bằng cách mô phỏng những chuyển động này, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu hiểu được đòn bẩy có sẵn để đẩy con vật lên không trung.
|
Bằng cách mô phỏng chuyển động, các nhà khoa học phát hiện ra thằn lằn bay tiền sử dụng cả 4 chi để đẩy mình lên không trung. Ảnh: Science Daily |
Tiến sĩ Ben Griffin, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những loài động vật lớn hơn phải vượt qua nhiều thách thức hơn để có thể bay, khiến khả năng của những loài động vật lớn như thằn lằn bay trở nên đặc biệt hấp dẫn". "Không giống như các loài chim chủ yếu dựa vào chân sau, các mô hình của chúng tôi chỉ ra rằng thằn lằn bay có nhiều khả năng dựa vào cả bốn chân để đẩy mình lên không trung".
Nghiên cứu này xem xét một trong những câu hỏi lâu đời về cơ chế sinh học cơ bản của thằn lằn bay. Nghiên cứu này không chỉ nâng cao hiểu biết về sinh học thằn lằn bay mà còn cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về giới hạn và động lực của quá trình bay ở các loài động vật lớn. Bằng cách so sánh thằn lằn bay với các loài chim và dơi hiện đại, nghiên cứu này làm nổi bật các giải pháp tiến hóa đáng chú ý cho thách thức của quá trình bay có động cơ.
Tuệ Minh (Theo bristol.ac.uk)