Ai chịu hình phạt khốn khổ nhất trong 5 thầy trò Đường Tăng

Google News

"Tây Du Ký" của Trung Quốc kể về hành trình 5 thầy trò Đường Tăng tới Tây Thiên (Tây Trúc) thỉnh kinh. Trên đường đi, họ phải vượt qua muôn vàn gian khổ, kiếp nạn khiến hành trình kéo dài nhiều năm.

Trong 5 thầy trò Đường Tăng, ai là người chịu hình phạt khốn khổ nhất?

Nếu ai đã xem "Tây Du Ký" đều biết rằng nhóm đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng là sự kết hợp giữa các thành viên có hoàn cảnh bi thảm nhất. Sau khi xem xét những hình phạt mà họ phải nhận, chúng ta thấy rằng việc sống sót thực sự không hề dễ dàng. Thế nhưng trong số 5 thầy trò của Đường Tăng, ai mới là người khốn khổ nhấ?

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang

Tạo hình thầy trò Đường Tăng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

5. Bạch Long Mã

Trong "Tây Du Ký" miêu tả, Bạch Long Mã vốn là Tam Thái tử Ngao Liệt của Tây Hải Long Vương, do phạm trọng tội đốt ngọc do Ngọc Hoàng ban tặng vào ngày đại hôn nên bị treo lên cửa trời chờ chết. May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Ngọc Hoàng cho hoá thân thành ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội.

Hồi 8 trong nguyên tác "Tây Du Ký" ghi rõ như sau: “Quan Âm tâu rằng: Tôi vâng sắc Phật Tổ, xuống Ðông Ðộ tìm kẻ thỉnh kinh, gặp rồng có tội bị treo, nên tôi vào tấu, xin Bệ Hạ tha tội rồng ấy mà cho theo tôi, đặng đỡ gót kẻ thỉnh kinh ra công mà chuộc tội. Ngọc Hoàng nghe tấu, truyền tướng trời mở trói nghiệt long giao cho Bồ Tát. Quan Âm từ tạ, rồng nhỏ cũng lạy tạ ơn. Quan Âm dẫn rồng nhỏ xuống núi dặn rằng: Ngươi ở khe này, đợi thầy thỉnh kinh đi ngang qua, sẽ hóa thành ngựa kim đỡ gót. Rồng con vâng lệnh ở đó mà chờ”.

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang-Hinh-2

 

Người ta cứ thường nói "4 thầy trò Đường Tăng" mà quên mất đi sự hiện diện của Bạch Long Mã - người đồ đệ thứ 5. Tuy đóng góp một phần công sức rất lớn giúp Đường Tăng hoàn thành chuyến đi, nhưng đáng tiếc là trong các kiếp nạn sau này, Bạch Long không được tái xuất và thể hiện năng lực của mình, điều này phần nào đã khiến độc giả dần quên đi sự góp mặt của nhân vật cũng cực kỳ đặc biệt.

4. Trư Bát Giới

Trư Bát Giới trước đây vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, một người có quyền lực chỉ huy 8 vạn thủy quân canh giữ sống Ngân. Dựa theo cấp bậc Đạo Gia, Thiên Bồng Nguyên Soái – có một địa vị rất cao. Hắn là thủ lĩnh Tứ Thánh Bắc Cực, một trong 4 vị thần tiên hộ mệnh quan trọng nhất của Đạo Gia trên thiên đình. Nhưng vì một lần uống say mà trêu ghẹo tiên tử Hằng Nga, hắn đã bị Ngọc Hoàng trị tội nặng nề với hình phạt đánh 2.000 lần, sau đó bị ném vào chuồng lợn giáng xuống phàm trần.

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang-Hinh-3

 

Sau khi bị tái sinh thành lợn, những ngày sau đó, Bát Giới ngày nào cũng chịu cảnh đói khát, mang hình hài nửa thú nửa người. Khi phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, dù có tham gia chiến đấu hay không thì đi tới đâu hắn cũng bị trêu chọc bởi ngoại hình xấu xí và tính cách lười biếng, ham ăn. Nhìn hoàn cảnh của Trư Bát Giới còn tệ hơn nhiều so với Bạch Long Mã.

3. Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không trải qua nhiều thăng trầm. Vào thời kỳ huy hoàng nhất, Tôn Ngộ Không làm vương ở Hoa Quả Sơn, tung hoàng ngang dọc khiến yêu quái và thần tiên dưới biển lẫn đại phủ đều kính nể sợ hãi. Nhưng vì gây ra rắc rối ở thiên cung, hắn đã phải chịu cảnh bị thiêu đốt trong lò bát quái, giam cầm 500 năm dưới núi Ngũ hành.

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang-Hinh-4

 

Trong 500 năm bị trấn áp dưới núi, tương đương với bản án chung thân, không được phép ăn uống hay những như cầu khác, có thể nói là rất bi thảm. Sau này khi phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không cũng vẫn bị khắc chế bởi vòng kim, không ít lần chiun đau đớn. Hắn cũng là người vào sinh ra tử khi chiến đấu với yeu ma quỷ quái trên suốt hành trình đi thỉnh kinh. May mắn thay hắn cuối cùng cũng đạt được kết quả viên mãn, trở thành Đấu Chiến Thắng Phật. Cho nên xét về mặt bi kịch, Tôn Ngộ Không vẫn chịu nhiều khổ nạn hơn Trư Bát Giới.

2. Đường Tăng

Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng mồ côi cha ngay từ trong bụng mẹ, do cha bị ám sát, còn mẹ bị ép làm vợ kẻ sát nhân. Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân phải nhẫn nhịn làm vợ kẻ thủ ác chờ ngày mối oan của gia đình được giải, mẹ Đường Tăng phải bảo vệ con bằng cách đặt hài nhi mới sinh lên cái giỏ thả trôi sông, hy vọng con mình được người tốt nuôi dưỡng. Cơ duyên đưa chiếc giỏ dạt vào một ngôi chùa, và đứa bé sống đời tu hành ngay từ tuổi ấu thơ.

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang-Hinh-5

Trên thực tế, Đường Tăng vốn có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Do Kim Thiền Tử ngủ gật và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn. Đường Tăng chỉ đạt được giác ngộ vào lần thứ mười. Trên đường đi cầu kinh, còn phải chịu đủ loại nhục nhã, kể cả bị đánh đập, bị sát hại và yêu quái ăn thịt.

Ngay cả ở kiếp thứ 10, dù có các đệ tử sở hữu pháp thuật cao cường hộ tống nhưng Đường Tăng vẫn không tránh khỏi các kiếp nạn trên suốt chặng đường đi. Nhìn vào khiếp nạn của Đường Tăng có thấy còn tệ hơn cả Tôn Ngộ Không.

1. Sa Tăng

Trong số 5 thầy trò Đường Tăng, Sa Tăng là người khốn khổ nhất. Hắn vốn là Quyển Liêm Đại tướng trên thiên đình, là vị thần trông coi xe loan ở điện Linh Tiêu phục vụ Ngọc Hoàng nhiều năm, nhưng cuối cùng lại bị giáng xuống trần gian làm yêu quái chỉ vì làm vỡ chiếc đèn lưu ly ở hội Bàn Đào.

Theo nguyên tắc, khi Sa Tăng gặp Quan Âm có kể về thân phận của mình: “Nguyên trước tôi hầu Ngọc Ðế làm chức Quyển Liêm Đại tướng, nhân hội bàn đào lỡ tay làm bể đèn lưu ly nên Ngọc Ðế bắt tội đánh 800 roi, đày xuống hạ giới, biến ra xấu xa, cứ 7 ngày có gươm bay đến đâm tôi một lần, đau đớn quá chừng. Lại thêm đói lạnh chịu không nỗi, nên làm sóng gió bắt người qua lại mà ăn thịt, nay rủi phạm nhầm Bồ Tát”.

Ai chiu hinh phat khon kho nhat trong 5 thay tro Duong Tang-Hinh-6

 

Sa Tăng bị đày làm yêu quái ở sông Lưu Sa Hà. Con sông này dài tám trăm dặm, trên không nhìn thấy chim bay, dưới không có dấu thú chạy, đáy nước lại càng không có thuỷ tảo, một vẻ yên ắng đến lạ kỳ. Sa Tăng được miêu tả là có khuôn mặt xanh, răng nanh, râu và tóc màu đỏ, đã ở trên sông nhiều năm và ăn thịt người qua đường. Trên cổ của Sa Tăng đeo chuỗi được làm từ đầu lâu của các nạn nhân. Sau này, Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.

Sau này hắn siêng năng trợ giúp Đường Tăng đi lấy kinh, suốt dọc đường gánh hành lý nặng nhọc mà không hề kêu than, tham gia chiến đấu với yêu quái, giúp hòa giải mâu thuẫn giữa các huynh đệ, cuối cùng cũng chỉ được phong làm một vị La Hán. Nhìn hình phạt của Sa Tăng có thể nói hắn là kẻ khốn khổ nhất.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật