Dưới đây là 7 nguyên tắc tư duy của thiên tài Leonardo da Vinci được tiết lộ trong cuốn sách của tác giả Michael J. Gelb:
Trí tò mò
Leonardo da Vinci cũng như nhiều người khác có trí tò mò lớn đối với những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Ông muốn khám phá, tìm hiểu thế giới bên ngoài từ đó giải đáp những thắc mắc về chúng. Danh họa nổi tiếng thế giới này tin tưởng rằng, hiểu biết về mọi điều trên thế giới là điều có thể.
Với trí tò mò lớn của bản thân, Leonardo da Vinci đã luôn mang bên mình một cuốn sổ tay để ghi chéP mọi ý tưởng ngay khi chúng lóe lên trong đầu. Ông đã để lại hơn 7.000 trang ghi chép quý giá ghi chú về những quan sát, suy nghĩ cá nhân, các vấn đề trong cuộc sống, các ý tưởng sáng chế, lời tiên đoán về thế giới....
Một trong những bản Codex Leicester của Leonardo da Vinci được bán đấu giá đã được tỷ phú Bill Gates mua với số tiền 30.8 triệu USD năm 1994 đã cho thấy giá trị của những trang tài liệu này.
Ý kiến riêng
Leonardo da Vinci là một người cẩn thận và cầu toàn trong công việc. Ông không ngừng hoàn thiện bản thân, tiếp thu, tìm tòi những kiến thức mới để nâng cao hiểu biết.
Danh họa Leonardo da Vinci không ngừng học hỏi qua đời sống thực tiễn, kiên định theo đuổi mục tiêu, học hỏi từ những thất bại. Ông có những suy nghĩ riêng, khác với nhiều người. Ông tự tìm cách chứng minh những câu hỏi gặp phải bằng kinh nghiệm và thực tiễn.
Không phải lúc nào ông cũng tìm được câu trả lời, nhưng sự thất bại không khiến ông nản lòng mà chỉ giúp ông có thêm kinh nghiệm. Trong cuốn sổ tay của ông có viết: “Tôi không rời khỏi luống cày của mình” hay “Trở ngại không thể khuất phục được tôi”. Leonardo da Vinci cũng tin rằng mỗi người cần có ý kiến riêng, quan điểm riêng và sự tin tưởng vào bản thân.
Cảm xúc
|
Leonardo da Vinci là một người đa tài, nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, triết học... nhờ lối tư duy độc đáo. |
Biết cách nhìn (Saper vedere) là một phương châm của Leonardo da Vinci khi thực hiện các tác phẩm nghệ thuật. Ông tin rằng, kinh nghiệm của bản thân được trải nghiệm qua 5 giác quan của con người.
Trong 5 giác quan, danh họa Leonardo da Vinci phát triển các giác quan tối đa, đặc biệt là thị giác. Ông xem thị giác là chìa khóa mở ra cánh cửa kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.
Di mờ
Con người sẽ không thể phát huy tối đa khả năng của bản thân khi không thể chấp nhận sự mơ hồ, không chắc chắn, nghịch lý trước khi đạt được sự chắc chắn. Nếu có thể vượt qua trở ngại đó thì thì thành công sẽ ở trước mắt bạn, giống như Leonardo da Vinci.
Leonardo da Vinci có những suy nghĩ ngược theo lẽ thông thường, có tầm nhìn xa trông rộng. Một trong những tác phẩm đại diện khuynh hướng này là bức tranh Mona Lisa. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã toàn bộ bí mật liên quan đến bức tranh nổi tiếng thế giới này.
Nghệ thuật và khoa học
Một trong những điểm đặc biệt của Leonardo da Vinci đó là cách tư duy của não bộ thiên tài này. Theo đó, khoa học đã chứng minh não bộ chia làm 2 phần riêng biệt đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Bán cầu não trái thiên về tư duy logic, bán cầu não phải lại thiên về tư duy nghệ thuật.
Con người có cả hai phần trên và nếu sử dụng tốt cả hai sẽ đạt được hiệu quả cao trong cuộc sống và công việc. Leonardo da Vinci đã chứng minh với mọi người rằng, việc theo đuổi đam mê nghệ thuật và khoa học hoàn toàn không đối lập nhau. Thay vào đó, chúng giúp con người hiểu biết hơn về cuộc sống đầy phức tạp.
Rèn luyện cơ thể
Leonardo da Vinci cho rằng, trí thông minh gắn liền với thể chất cũng như các thói quen sinh hoạt. Một thiên tài cần có cơ thể cân đối, hài hòa, biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân.
Kết nối
Sự kết nối giữa tâm hồn và thể xác, khoa học với nghệ thuật, suy nghĩ với hành động… mà Leonardo da Vinci hiểu được là giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, hỗ trợ nhau.
Chính lối tư duy logic, sự kết nối tạo ra sức mạnh để Leonardo da Vinci có thể làm được bất cứ điều gì bản thân theo đuổi. Vì vậy. Leonardo da Vinci trở thành người đa tài nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Tâm Anh (theo Andreabalt)