6 câu chuyện thú vị đằng sau những bức ảnh nổi tiếng

Google News

Kể từ khi máy ảnh ra đời, nó đã giúp con người có thể ghi dấu lại những sự kiện lịch sử một cách chi tiết hơn.

Máy ảnh được phát minh vào năm 1685 nhưng phải mất thời gian rất dài mới có thể phát triển và được sử dụng phổ biến. Trong thế kỷ qua, nhiều bức ảnh được ghi lại đã đánh dấu những sự kiện quan trọng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Và đằng sau nó là rất nhiều câu chuyện đáng được nhắc đến.
Trái đất mọc
6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng
 
Phi hành gia William Anders đã chụp bức ảnh Trái đất đang mọc lên chào đón tàu Apollo 8 từ phía sau Mặt trăng. Apollo 8 của NASA là tàu sứ mệnh có người lái đầu tiên lên Mặt trăng và đã đi vào quỹ đạo mặt trăng vào đêm Giáng sinh năm 1968. Buổi tối hôm đó, các phi hành gia đã tổ chức một buổi phát sóng trực tiếp chiếu những bức ảnh về Trái đất và Mặt trăng nhìn từ tàu vũ trụ của mình.
Trong bức ảnh được gọi là "Trái đất mọc", Trái đất như một quả cầu màu xanh mọc lên giữa những đám mây trắng khổng lồ, lơ lửng trong không gian tối đen phía trên đường chân trời có miệng núi lửa của Mặt trăng. Anders mô tả nó là "thứ đẹp nhất mà tôi từng thấy" và cho biết rằng mặc dù họ ở đó để nghiên cứu Mặt trăng, nhưng hình ảnh Trái đất khi nhìn từ Mặt trăng mới là khía cạnh thú vị nhất của chuyến bay này.
Bữa trưa trên đỉnh tòa nhà chọc trời6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng-Hinh-2
 
Hình ảnh 11 người đàn ông ngồi trên một thanh xà cao phía trên Thành phố New York kể rất nhiều câu chuyện. Nó thể hiện sự chăm chỉ, sự khéo léo của những người lao động. Thế nhưng điều đáng chú ý hơn là tình trạng bảo hộ an toàn lao động gần như bằng không của họ. Đây là những người lao động nhập cư với thân hình gầy gò. Bức ảnh đã lột tả tình cảnh bị bóc lột của tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội thời bấy giờ.
Và để chụp được một bức ảnh như vậy, người chụp cũng phải ngồi ở một vị trí tương tự, nhưng thông tin về nhiếp ảnh gia và hoàn cảnh thực hiện bức ảnh nổi tiếng vẫn chưa rõ ràng.
Ảnh thí nghiệm kích thích điện trên mặt
6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng-Hinh-3
Được coi là người tiên phong của thần kinh học hiện đại, Guillaume Duchenne de Boulogne tốt nghiệp trường y ở Paris năm 1831. Duchenne đã tìm kiếm những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh, sử dụng điện để chẩn đoán và điều trị. Ông đã phát triển một cỗ máy quản lý các kích thích điện thần kinh cục bộ để hiểu mối quan hệ giữa chuyển động cơ bắp và các dây thần kinh.
Vào giữa thế kỷ 19, Duchenne đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cơ mặt và ghi lại công việc của mình trong một loạt ảnh. Bức hình nổi tiếng nhất chụp một người thợ đóng giày giấu tên có tình trạng gây mê phức tạp trên khuôn mặt. Đó là một ông lão không răng, khuôn mặt gầy gò, có các đường nét khiến người ta sợ hãi.
Công trình của Duchenne đã ảnh hưởng đến việc nghiên cứu các bệnh về cơ, đặc biệt là chứng loạn dưỡng cơ và bệnh bại liệt, đồng thời hợp nhất các lĩnh vực điện, nhiếp ảnh và sinh lý học đang phát triển lúc bấy giờ một cách đầy thú vị.
Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại
6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng-Hinh-4
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Alfred Eisenstaedt đã chụp được hình ảnh một thủy thủ hôn một người phụ nữ mặc đồ trắng ở giữa Quảng trường Thời đại của Thành phố New York vào ngày 14 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh Thế giới kết thúc.
Trong những năm sau đó, nhiều người đã tuyên bố rằng họ là 2 nhân vật chính trong bức ảnh. Một cuốn sách năm 2012 tên “The Kissing Sailor” đã xác định cặp đôi này là thủy thủ George Mendonsa và Greta Zimmer, một trợ lý nha khoa. Điều đặc biệt là hai người không hề quen biết nhau. Họ trao cho người lạ nụ hôn đẹp đó vì quá hạnh phúc trong ngày kết thúc chiến tranh.
Người mẹ nhập cư
6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng-Hinh-5
Trong bức ảnh báo chí nổi tiếng suốt gần 100 năm, Florence Owens Thompson, khi ấy 32 tuổi, cùng những đứa con nhỏ của mình nhìn xa xăm. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng cho cuộc Đại suy thoái đối với nhiều người Mỹ.
Cuộc Đại khủng hoảng đã phá hủy cuộc sống của người dân trên khắp nước Mỹ. Năm 1936, phóng viên ảnh Dorothy Lange đang làm việc cho Cơ quan Tái định cư đã bắt gặp một người mẹ cơ cực gần Nipomo, California. Florence Owens Thompson có 7 đứa con, là công nhân nhập cư đến Mỹ để kiếm tiền. Trong bức ảnh mà Lange chụp được, hai đứa trẻ bẩn thỉu, tóc bù xù ngượng ngùng quay mặt khỏi máy ảnh trong khi mẹ của chúng chạm ngón tay lên mặt, nhìn chằm chằm vào khoảng không.
Bức ảnh được đăng bởi San Francisco News cùng với một câu chuyện kể chi tiết về nạn đói phổ biến trong trại lao động và tình cảnh khốn khổ của những người như Florence. Sau đó, nhờ vậy mà họ được nhân viên xã hội giúp đỡ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phòng Tình huống
6 cau chuyen thu vi dang sau nhung buc anh noi tieng-Hinh-6
Được chụp vào chiều ngày 1 tháng 5 năm 2011, hình ảnh này cho thấy Tổng thống Barack Obama và đội an ninh quốc gia của ông nhận được thông tin cập nhật về cuộc đột kích tối mật của Hải quân SEAL vào khu nhà ở Pakistan của một trong những kẻ bị truy nã gắt gao nhất trong lịch sử Mỹ - Osama bin Laden. Vào lúc 11:35 đêm hôm đó, Tổng thống xuất hiện trên truyền hình trực tiếp để thông báo rằng kẻ chủ mưu đằng sau vụ tấn công khủng bố 11/9 đã bị lực lượng SEAL tiêu diệt.
Nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza đã chụp bức ảnh sau khi Obama và các trợ lý cấp cao của ông chen chúc trong một phòng họp nhỏ trong khu phức hợp Phòng Tình huống của Cánh Tây. Cựu Tổng thống Obama sau đó đã chia sẻ rằng thời gian chiếc trực thăng SEAL hạ cánh xuống nơi ẩn náu của bin Laden là 40 phút dài nhất trong cuộc đời ông
Theo Tri thức trẻ