Hồi nhỏ, chúng ta luôn nghĩ rằng cha mẹ là “toàn năng”, là siêu nhân. Nhà không có gạo, tấm áo mùa đông mỏng quá, sắp đóng học phí, muốn đi du lịch,… Chỉ cần con cái muốn, cha mẹ sẽ tận lực làm mọi cách để thỏa mãn yêu cầu của con cái.
Thế nhưng, khi cha mẹ già đi, thực sự không còn nhiều cách để giúp đỡ bạn như hồi còn thơ bé. Họ chỉ có thể dặn dò, lo lắng cho bạn, thường xuyên hỏi thăm tình hình của bạn.
Khi con cái sống không tốt, trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả trong đời, người đau đớn và lo lắng nhất, không ai khác chính là cha mẹ. Có đôi khi, họ hàng, bạn bè cười nhạo, gây khó dễ cho bạn, duy chỉ có cha mẹ là yêu thương con cái vô điều kiện, thấy con vấp ngã, tổn thương và thất bại, nhưng không thể giúp đỡ, đó là điều cha mẹ lo lắng nhất.
Nếu có một ngày, bạn nhận được tin nhắn cha mẹ của bạn ngã bệnh, vậy thì chắc hẳn là đã nghiêm trọng rồi. Nếu bệnh nhẹ, họ nhất định sẽ không làm phiền đến bạn, và cũng sẽ không nói cho bạn biết.
Khi cha mẹ già yếu, mỗi khi thống khổ bệnh tật dày vò tìm đến, họ sẽ tự động viên con cháu: “qua đêm là khỏi”, “chịu đựng một chút là sẽ tốt hơn thôi”, họ luôn có niềm tin mình sẽ khỏe lại nhanh chóng, kì thực, họ không muốn đem lại phiền phức cho con cái, đây là “căn bệnh” của đa số các bậc làm cha, làm mẹ.
Sức chịu đựng và sự nhẫn nại của cha mẹ là “siêu thường”, vì không muốn làm phiền con cái, hai người sẽ chăm sóc lẫn nhau. Cho đến một ngày, một trong hai người đi trước một bước,…
Đến độ tuổi xế chiều nhưng cha mẹ vẫn luôn nghĩ đến con cái, đôi khi sợ “không dám” làm phiền con cái, sợ khiến con cái cảm thấy phiền lòng, kì thực, tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô điều kiện, không thể nào báo đáp được.
Nỗi sợ thứ 3: Sợ nhìn thấy sắc mặt khó chịu của con, nên khi nói chuyện luôn cẩn thận
Khi bạn phát hiện ra, mỗi khi cha mẹ đứng trước mặt bạn và nói chuyện một cách “cẩn thận”, rất có thể họ đã già rồi… Con người khi già đi, họ nói chuyện cũng trở nên dài dòng. Họ thậm chí đôi lúc còn không biết bản thân vừa nói gì, chỉ có mấy câu mà cũng lắp ba lắp bắp, lặp đi lặp lại.
Khi bạn lớn tiếng “khiển trách” cha mẹ, họ sẽ rất đau lòng, khi ở phía sau bạn, họ sẽ lặng lẽ, nhẹ nhàng lau giọt nước mắt tủi thân.
Khi cha mẹ già đi, cũng sẽ giống như một đứa trẻ, họ sẽ thường xuyên nhìn vào sắc mặt của bạn, xem xem bạn đang vui vẻ hay u sầu. Hỷ, nộ, ái, lạc của bạn cũng chính là hỷ, nộ, ái, lạc của họ.
Con người thường luôn mang “bộ mặt tốt đẹp” khi đứng trước người khác, nhưng thường sẽ mang bộ mặt xấu xí về nhà, bởi vì đứng trước mặt bố mẹ, bạn mới được là chính bạn.
Bất luận là cuộc sống có khó nhọc và vất vả đến đâu, cũng đừng trách cha mẹ cho mình quá ít, bởi vì họ suốt một đời đã vì con cái mà cố gắng.
Thứ 4: Sợ làm thất vọng chính mình
Nếu bạn đã từng thất bại – trong kinh doanh, mối quan hệ, hay bất cứ điều gì - bạn có thể bị ám ảnh bởi những ký ức đó. Nhưng nếu bạn thất bại trong quá khứ, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải tiếp tục chịu thất bại.
Hãy bắt đầu tạo ra tương lai từ trí tưởng tượng, chứ không phải trải nghiệm quá khứ. Đừng để quá khứ cướp đi tương lai của bạn. Học hỏi từ quá khứ và tiếp tục tiến lên phía trước.
Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc sống này đó là tiến lên với nỗ lực tối đa, bạn có thể tạo ra một cuộc sống mà khi nhìn lại bạn sẽ không hối tiếc.