Vị trí đại kỵ đặt cây cảnh ngày Tết
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết vị trí tối kỵ, không được phép đặt cây cảnh là chính giữa phòng bởi khoảng giữa của một mặt bằng bằng dù là phòng khách hay bất cứ phòng nào trong nhà đều là khu vực khởi phát năng lượng. Nếu đặt cây ở giữa phòng sẽ làm giảm năng lượng của căn phòng.
Ngoài ra, các loại cây cảnh cao lớn cũng không nên đặt ở phía bên tay phải (tính từ trong nhà nhìn ra. Theo quan niệm phong thủy, đây là vị trí của Bạch Hổ, nếu đặt cây cảnh cao lớn ở vị trí này thì trong khoảng 3-4 tháng sẽ kích hoạt tiểu nhân. Tốt nhất gia chủ nên đặt cây cảnh ở bên trái (từ trong nhà nhìn ra).
Một điều cấm kỵ nữa cần lưu ý là không đặt cây cảnh Tết cao lớn ở trước cửa sân nhà. Cây lớn trông không khác gì cột điện cắm ở cửa sân, không thuận về mặt phong thủy.
Vị trí nên đặt cây cảnh ngày Tết
Theo chuyên gia phong thủy, bất cứ ngôi nhà nào cũng có cung vị tốt là cung Sinh Khí. Đặt cây cảnh vào vị trí này sẽ giúp cải thiện phong thủy của căn nhà, mang đến may mắn, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Tùy theo hướng của căn nhà, gia chủ sẽ đặt cây ở hướng thích hợp để kích hoạt cung Sinh Khí, thu hút tài lộc cho gia đình. Cụ thể:
Đối với những ngôi nhà hướng Nam, đặt cây ở phía Đông Nam là hợp lý.
Nếu nhà hướng Bắc, hãy đặt cây ở hướng Đông.
Nếu nhà ở hướng Tây, gia chủ có thể đặt cây cảnh ở hướng Nam để kích hoạt cung Sinh Khí.
Còn trường hợp nhà ở hướng Đông thì nên đặt cây cảnh ở hướng Tây Bắc.
Nhà nằm ở hướng Tây thì nên đặt cây ở hướng Bắc để tạo may mắn.
Nhà hướng Đông Nam thì đặt cây ở phía Tây.
Nhà hướng Đông Bắc thì đặt cây ở hướng Tây Nam.
Nhà hướng Tây thì đặt cây ở phía Đông Bắc.
Vào ngày Tết, nên dùng những vật phẩm mà đỏ mang lại may mắn như lì xì đỏ, chữ Phúc, Lộc, Thọ để trang trí cho cây cảnh trong nhà.
Ý nghĩa của một số loại cây cảnh ngày Tết
Theo các chuyên gia phong thủy, những cây như đào, quất, cam, mai... đã được người xưa lựa chọn để bày vào những ngày Tết vì tên cũng như màu sắc của chúng đều có ý nghĩa tốt đẹp. Ví dụ như cây quất khi viết chữ có ý nghĩa là quý; cây cam phát âm là "kim" tức là "vàng". Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng... Hoa đào tượng trưng cho tinh hoa ngũ hành, là biểu tượng sử sự dinh sôi nảy nở. Ngoài ra, đào còn được tin là có khả năng trị bách quỷ.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại cây có tên đẹp, ngoại hình bắt mắt, dễ chơi mà các gia đình có thể lựa chọn để trưng bày cho dịp Tết Nguyên đán như cây phát lộc, cây vạn niên thanh, cây kim tiền, cây đại lộc...
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep