3 lưu ý cúng rằm tháng Chạp gia chủ phải biết để tránh xui rủi

Google News

Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng trong năm nên rất được coi trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong dịp này, gia chủ cần chú ý những điều dưới đây.

Vật phẩm dùng để cúng rằm tháng Chạp
Vào dịp rằm tháng Chạp, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật để dâng lên thần linh và gia tiên. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mà gia đình có thể chọn lễ chay hoặc lễ mặn.
Tuy nhiên, những vật phẩm nhất định không thể thiếu trên bàn thờ là: trầu cau, hương, nến , hoa tươi, quả (có thể là ngũ quả, tam quả), nước sạch.
Đối với lễ cúng chay, gia chủ có thể chuẩn bị các vật phẩm như hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…
Đối với lễ cúng mặn sẽ có các món như gà hoặc thịt luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò/chả, các món mặn khác và rượu. Trong ngày rằm, các gia đình thường sử dụng xôi gấc để cầu may mắn.
3 luu y cung ram thang Chap gia chu phai biet de tranh xui rui
Ảnh minh họa. 
Một số lễ tục, kiêng kỵ khác trong dịp rằm tháng Chạp
Tùy theo phong tục địa phương, ngoài các vật phẩm cho mâm cỗ, một số gia đình còn làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa, gồm 7 lá sớ, mục đích là cầu bình an, may mắn cho các thành viên trong nhà.
Trong dịp Rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà một số gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa và gồm tất cả 7 lá sớ, mục đích cầu bình an cho các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm người xưa, trong ngày rằm nói chung phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ. Người bày mâm lễ phải là người sạch sẽ, gọn gàng. Mâm cỗ có thể không cầu kỳ nhưng phải thể hiện lòng thành.
Đặc biệt, trong ngày rằm cuối cùng của năm, người ta thương kiêng kỵ vay mượn người khác. Vay mượn trong ngày này có thể tạo thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến tài lộc trong năm mới.
Văn khấn rằm tháng Chạp
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là: ……………………… Ở tại: ………………………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết rằm tháng Chạp.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài. Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…. cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp