Kiểu người không thể buông bỏ
Trong cuộc đời này, con người có nhiều lòng tham vô đáy. Lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thiếu thốn, có cái này rồi lại muốn có cái khác. Nhưng chính việc càng tham lam càng khiến phiền não, trái tim mệt mỏi.
Có người nói rằng con người không thể sống nếu thiếu cơm áo gạo tiền, nếu dễ dàng từ bỏ những nhu cầu đó thì sống làm sao? Trên thực tế, những gì Phật giáo dạy là sự "buông bỏ" cứ không phải là từ bỏ; không tham lam không có nghĩa là không nỗ lực và chăm chỉ. Buông bỏ ở đây không phải về vật chất, bạc tiền mà là cái tâm sầu não, phiền muộn.
Nếu bạn không thể buông bỏ được chúng, những loại nghi tâm ấy dần dần sẽ đầu độc tâm hồn bạn, khiến bạn chẳng có ngày nào yên bình. Sự buông bỏ thực sự là được và mất để tùy duyên. Gieo "nhân" tốt thì không lo gặt "quả" xấu.
Tham lam chẳng khác gì là thuốc độc, nó sẽ giết bạn từ từ lúc nào không hay.
Kiểu người luôn muốn nhiều hơn, không biết hài lòng
Hạnh phúc chỉ có mặt trên thế giới này khi và chỉ khi con người vứt bỏ được những nhu cầu thái quá thuộc ham muốn cá nhân. Ham muốn nhiều thì vất vả, khổ sở nhiều. Đó là quy luật.
Kiểu người luôn chìm đắm trong quá khứ, không dứt ra được
Trong cuộc sống này có rất nhiều việc xảy ra không đúng như ý muốn của chúng ta. Có lúc chúng ta than vãn, buồn phiền chẳng giải quyết được gì mà còn khiến bản thân mình thêm mệt mỏi hơn mà thôi.
Đã là quá khứ thì phải buông bỏ, càng níu kéo càng chìm đắm và không sống tốt ở hiện tại. Con người nếu cứ mải miết sống trong những tiếc nuối: luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng… thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep