Những người không muốn thay đổi
Có một kiểu người họ không muốn thay đổi, ngay cả khi cuộc sống không tốt đẹp lên thì họ cũng không muốn thay đổi. Kiểu người này rất khó để hợp tác, lại càng khó thành công.
Để hiểu bản chất của cuộc sống, con người cần trải nghiệm nhiều thử thách, khó khăn. Những người thông minh trên thế giời này họ thực sự đã qua vô vàn nỗi đau, bi kịch lẫn trải nghiệm khó khăn. Và thế, khi cuộc sống quá an toàn, con người không muốn thay đổi, và khi không muốn thay đổi, họ sẽ không có sự đột phá.
Nhưng người thành công luôn sẵn sàng thay đổi, ngược lại kiểu người không muốn thay đổi chính là những người sống trong vùng an toàn, không có chí tiến thủ. Nếu kết bạn thì sớm muộn cũng nhiệm thói quen của họ mà đi xuống.
Tiêu hết số tiền mình có và tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được
Có hai kiểu người dù làm nhiều đến mấy cũng không thành công. Người thứ nhất chính là người tiêu hết toàn bộ số tiền mình có và hai là những người tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được.
Kiểu người thứ nhất là tiêu hết số tiền mình có, nghĩa là làm được bao nhiêu sẽ tiêu sạch bấy nhiêu, kiểu người này có rất nhiều.
Kiểu người thứ hai là khi có tiền, họ vui chơi bất kể ngày đêm, như thể sẽ chẳng còn ngày mai. Họ sẵn sàng tiêu sạch tiền, không biết thiết lập các khái niệm quản lý tài chính.
Tiền bạc, của cải có thể giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý?
Thực tế những người tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được cũng như người không muốn thay đổi. Lúc nào thích sự an toàn, nhưng lại không có tầm nhìn.
Luôn đổ lỗi cho người khác
Có những người lúc nào xem người khác là nguyên nhân dẫn đến những điều không may xảy đến với mình. Đổ lỗi lâu dần sẽ biến thành một thói quen trong xã hội.
Những người thường xuyên đổ lỗi sẽ khó thay đổi và sửa sai chính bản thân mình. Những người như này thực sự khó tiến bộ, khó thành công.
Bạn phải học cách dũng cảm đối mặt với thất bại, theo bước người chiến thắng, nhìn thấy sự xuất sắc của họ mà học hỏi. Như vậy thì sẽ thành công sớm. Đổ lỗi cho người khác còn là việc bào chữa cho sự thiết trách nhiệm của mình. Khi bạn dũng cảm nhận lỗi, bạn mới có thể rũ bỏ được cảm giác tội lỗi và mặc cảm của mình.
Theo Truy Nguyệt/Khoevadep