Võ Tắc Thiên
Theo sử sách ghi chép, Võ Tắc Thiên ban đầu chỉ là thê thiếp của vua Đường Cao Tông. Đến năm 654, khi Võ Tắc Thiên hạ sinh một bé gái là công chúa An Định.
Tuy nhiên, sau khi Vương hoàng hậu ghé thăm thì công chúa An Định bỗng dưng chết yểu khiến vua Đường Cao Tông vô cùng tức giận và kết tội Vương hoàng hậu đã giết An Định công chúa vì ghen tức với Võ Tắc Thiên.
Trước sự oan ức mà Đường Cao Tông đã đưa ra, Vương hoàng hậu luôn tìm cách trả thù Võ Tắc Thiên. Điển hình là Vương hoàng hậu đã sai người yểm bùa hãm hại Võ Tắc Thiên nhưng đã phát hiện nên bị nhà vua phế truất và đầy vào lãnh cung chịu tội.
Theo người đời sau kể lại thì Võ Tắc Thiên đã ra lệnh cho chặt tứ chi của Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm họ trong thùng rượu lớn cho tới chết. Các cung nữ biết chuyện thậm chí còn bị Võ Tắc Thiên cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời ấy.
Và để nắm được quyền hành, Võ Tắc Thiên được đã ra tay giết chết con ruột của mình, từ việc bóp mũi khiến công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu, cho tới việc ép thái tử Lý Trung chết, hay đầu độc Lý Hoằng chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị bà ép tự tử vào năm 684.
Vào năm 683, thái tử Lý Hiển lên ngôi thay cho Lý Hiền. Nhưng vừa trị vì được 1 tháng thì Võ Tắc Thiên đã lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền nên đã quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành nữ vương đầu tiên của lịch sử Trung Hoa.
Thậm chí, Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng là dâm ô bậc nhất khi đưa rất nhiều đàn ông vào cung để thỏa mãn dục vọng nhưng không ai có thể phủ nhận được, bà là một người đầy quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có tư duy chính trị sâu xa và trị vì đất nước rất hưng thịnh trong nhiều năm cai trị.
Vua Trụ
Thương Vương Thụ là vị vua cuối cùng đời nhà Thương trong của lịch sử Trung Quốc nổi tiếng thông minh, có tài hùng biện khiến văn võ bá quan trong triều khiếp sợ. Người đời truyền tai nhau, vua Trụ vốn rất khỏe khi dùng tay không vật ngã 9 con trâu mộng, bưng cột nhà và làm gãy cả xà chính.
Mặc dù tài giỏi, thông minh như thế nhưng vua Trụ lại nổi tiếng tàn độc. Trong thời gian ông cai trị, kẻ nào phạm tội đều bị trói tay dẫn đến trước mặt văn võ bá quan. Sau đó, vua Trụ sai quân lính đốt một đống củi to đến cháy đỏ, bắc ngang trên đống lửa một thanh đồng tròn bôi mỡ bóng nóng và trơn và bắt phạm nhân leo qua thanh đồng. Kết quả kẻ phạm phải chịu đau đơn thấu trời, còn vua và Đát Kỷ lại khoái chí cười hả hê và bắt triều thần đứng xung quanh phải cười theo tán thưởng.
Theo sử sách đã ghi: "Vua Trụ giết người đến mức say máu, có khi ăn cả thịt người. Một chư hầu đến dâng vua trụ một cô gái đẹp. Đát Kỷ ghen xui vua giết cả hai cha con cô gái, lấy thịt làm mắm ăn. Ngạc Hầu đem lời can gián, vua Trụ bắt giết luôn, lấy thịt làm nem".
Trước những hành động man rợ của mình, vua Trụ khiến các quan thần trong triều thấy vô cùng căm phẫn, dân chúng trong nước nổi dậy chống lại. Sau khi nhận được tin dữ, vua Trụ đã vội vàng chạy vào Lộc Đài khoác lên bộ quần áo thật đẹp, quấn đầy ngọc ngà, châu báu rồi nhảy vào lửa tự sát.
Ngay sau đó, Chu Vũ Vương, chỉ huy quân đội chiến thắng cầm cây cờ Đại Bạch thẳng tới chỗ vua Trụ tự sát chặt đầu vua Trụ treo lên cây cờ trắng khiến muôn dân cảm thấy hả hê trước cái giá của sự tàn độc mà vua Trụ đã gây ra. Vậy là nhà Thương trị vì thiên hạ được 661 năm, đến đời vua Trụ đã sụp đổ hoàn toàn.
Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng - vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, được mệnh danh là hoàng đế tàn bạo và hung ác bậc nhất.
Theo sử sách ghi lại thì Tần Thủy Hoàng sẵn sàng giết người thân cận để bảo toàn bí mật, ám sát hoàng thân, thiêu đốt dân quân để đoạt mộng làm chủ thiên hạ và cũng là người bị ám ảnh bởi giấc mơ bất tử.
Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế. Hơn nữa, Tần Thủy Hoàng cũng đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn, hùng mạnh.
Một trong những quyết định gây ám ảnh nhân loại của ông đó là chính sách đốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ. Bên cạnh đó, ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì bất đồng quan điểm chính trị.
Thậm chí, Tân Thủy Hoàng đã ra tay giết chết Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) khiến những ai biết đến sự việc đều thấy rùng mình vì sự mất nhân tính của ông.
Ngoài ra, Tân Thủy Hoàng còn là người ham sống sợ chết với ý nguyện muốn trường sinh bất tử. Để đạt được điều mình mong muốn, ông đã sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Hơn nữa, vị hoàng đế còn sai lính xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây. Và sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, ông đã sai người đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho ông.
Theo An Nhiên/Người Đưa Tin