Không kết hôn với con cháu gian thần Tần Cối
Trong thời kỳ Tĩnh Khang, hai bên nước Tống và Kim chiến đấu không ngừng. Nhạc Phi sau khi tận mắt chứng kiến người Kim xâm phạm Nam Tống đã ɡiết hại người dân một cách tàn bạo, trên đường phố khắp nơi đều là xác chết, nhà nhà đều than khóc đau thương, ông đã quyết định tham gia vào trận chiến chống quân Kim.
Trước khi đi, mẹ vợ đã ghi vào lưng Nhạc Phi dòng chữ "tinh trung báo quốc" như một động lực, khuyến khích Nhạc Phi trung thành phụng sự đất nước, không hổ thẹn với lương tâm.
Vào những năm đầu tiên của triều đại Nam Tống, Nhạc Phi ra tiền tuyến chống giặc bảo vệ đất nước bằng tấm lòng vàng son với dòng chữ "tinh trung báo quốc" trên lưng. Đây là lần thứ tư ông tham gia chiến trận trong cuộc đời mình.
Do được Chiêu phủ sứ Trương Phủ trọng dụng, Trương Sở cũng là một đại tướng yêu quý hiền tài, Nhạc Phi với kiến thức phi phàm và võ nghệ cao cường đã nhanh chóng trở thành vị tướng lĩnh chống quân Kim.
Trong mười năm, ông đã có thành tích xuất sắc trong việc thu phục và bình định bọn cướp thời Nam Tống. Ông cũng đã thu phục sáu quận ở Tương Dương, sau đó tiến vào Trung Nguyên, phá vỡ huyền thoại người Kim là bất khả chiến bại.
Quân Kim chịu thất bại liên tiếp và phải đình chiến để cầu hòa. Trước khi hòa đàm, nhà Kim đã dùng vô số vàng bạc châu báu làm mồi nhử, hy vọng Tần Cối có thể giúp họ thoát khỏi Nhạc Phi.
Trong triều đình, Tần Cối là một kẻ gian thần đã tâu với vua rằng: "Nhạc Phi có uy tín rất cao trong quân lính, có thể gây bất lợi cho Bệ hạ"; nhà vua cũng đã quên mất công lao của Nhạc Phi trong mười năm chiến đấu để khôi phục Trung Nguyên. Cuối cùng Nhạc Phi bị Tống Cao Tông ban cho cái chết với tội danh "có lẽ có"- gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời "có lẽ có". Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ.
Nhạc Phi, một vị tướng nối tiến trong lịch sử Trung Quốc (1103 – 1142), ông không hy sinh trong trận chiến với kẻ thù, mà lại bị hãm hại một cách bi thảm bởi vợ chồng gian thần Tần Cối. Đây là nguyên nhân khiến cho con cháu của Nhạc Phi rất ghét con cháu của Tần Cối và không bao giờ kết hôn với con cháu của gia tộc này.
Không kết hôn với con cháu của Cống Tổ Văn
Trên đường lưu vong, gia đình Nhạc Phi bị hãm hại và bị thương, con trai thứ ba của Nhạc Phi là Nhạc Lâm lúc đó mới mười hai tuổi, dưới sự bao bọc của gia đình đã thoát khỏi nanh vuốt của kẻ phản bội và đào thoát.
Bạn thân của Nhạc Phi là Cống Tổ Văn. Cống Tổ Văn không ngờ rằng Nhạc Phi, người đã lập công lớn lại có kết cục bi thảm như thế này; lòng ông đau nhói, nước mắt ông cứ tuôn ra như mưa. Ông xem Nhạc Lâm (con trai Nhạc Phi) như là con ruột của mình.
Sau khi Nhạc Phi bị ѕát hại, binh lính của nhà Nam Tống như rắn không đầu, làm sao tính được cuộc hòa đàm giữa quân Kim và nhà Nam Tống? Quân Kim nhanh chóng tấn công vào lãnh thổ của nhà Nam Tống, sự trả đũa của nhà Kim đã khiến Hoàng đế của nhà Nam Tống lúc này tỉnh ngộ, nhưng giờ đây không ai dám đi chống quân Kim nữa.
Đến đời Tống Minh Tông, mọi chuyện sáng tỏ, Nhạc Phi được minh oan và đồng thời để vinh danh công lao to lớn của ông, vua Tống Minh Tông đã cho thần dân xây dựng một ngôi miếu tại huyện Thang Âm để thờ phụng, tỏ lòng tạ lỗi với ông.
Sau khi nghe lệnh của triều đình, Cống Tổ Văn vội vã về nhà và nói với Nhạc Lâm: "Nỗi oan của cha con nhiều năm trước cuối cùng hôm nay cũng được minh oan".
Nhạc Lâm nhìn Cống Tổ Văn với vẻ mặt hạnh phúc, sau khi quỳ lạy ba lần, cậu ta kính cẩn nói với lòng biết ơn: "Người đối xử với con như cha, ân tình lớn lao như vậy con sẽ không bao giờ đền đáp được. Con cháu họ Nhạc có thể làm bạn tốt với họ Cống từ đời này sang đời khác và xem như anh em một nhà dù mang hai dòng họ khác nhau".
Cho đến ngày nay, con cháu của Nhạc Phi vẫn còn tuân theo quy tắc của gia tộc, đó là không bao giờ kết hôn với họ "Tần" vì mối thù tiền kiếp và họ không thể kết hôn với họ "Cống" vì xem như người thân trong nhà.
Theo Đăng Dũng/Tri Thức