Những ngày đau đớn tột cùng vì võ thuật của Lý Liên Kiệt

Google News

Cả khi chân bị gãy xương, Lý Liên Kiệt vẫn phải tập luyện trong đau đớn.

Học võ vì sợ lêu lổng
Ngày nhỏ, Lý Liên Kiệt là cậu trò được nhiều thầy cô giáo quý mến và nhận xét ngoan ngoãn, biết nghe lời. Ở trường, Lý Liên Kiệt được bầu làm tổ trưởng bộ môn thể dục, dẫn các học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tới sân tập thể dục mỗi khi có môn này.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet
 Lý Liên Kiệt (phải) khi ở trường.
Được cưng chiều ở lớp học văn hoá nhưng Lý Liên Kiệt lại chịu sự dạy dỗ rất nghiêm khắc ở Trường Thể dục Thập Sát Hải của võ sư Ngô Bân.
Hành trình đến với võ thuật không phải lựa chọn chủ ý của Lý Liên Kiệt. Vào kỳ nghỉ hè năm 1971, phụ huynh trong khu phố sợ các con hiếu động phá phách, lêu lổng và gây chuyện trong thời gian nghỉ hè, nên cậu bé 8 tuổi Lý Liên Kiệt và bạn “bị” gửi vào trường học võ như một khóa học hè.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-2
 Lý Liên Kiệt cùng các đồng môn luyện võ.
Tại đây, võ sư Ngô Bân nhận thấy khả năng của cậu bé gầy còm họ Lý, ông liền tuyển thẳng Lý Liên Kiệt vào lớp đào tạo đặc biệt của trường.
Tuy nhiên, võ sư 89 tuổi kể lại, một lần lên lớp, ông phát hiện Lý Liên Kiệt vắng mặt không lý do. Sau giờ dạy, Ngô Bân tới nhà Lý Liên Kiệt tìm hiểu nguyên do. Ông được bà Lý cho biết, vì sợ con trai mải mê với võ sẽ lơ là học văn hoá, vì vậy bà muốn con nghỉ học võ.
Hơn nữa, bà Lý muốn cậu con trai út sau này tìm được một công việc ổn định, kiếm tiền nuôi gia đình.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-3
 Lý Liên Kiệt là "hạt giống quý" của võ thuật.
Vì thấy Lý Liên Kiệt có khả năng võ thuật, nên võ sư Ngô Bân nhiều lần tới nhà thuyết phục bà Lý đồng ý để con trai tiếp tục theo học.
Ngô Bân khẳng định với bà Lý, Lý Liên Kiệt là “hạt giống tốt nhất định không được bỏ phí”.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-4
 Lý Liên Kiệt (giữa) cùng các sư phụ và đồng môn.
Cuối cùng, võ sư thuyết phục được mẹ Lý Liên Kiệt và cậu bé họ Lý đã vượt qua 1.000 võ sinh theo học võ thuật (wushu) vượt qua thử thách, được võ sư Ngô Bân trực tiếp đào tạo. Lý Liên Kiệt cũng là người nhỏ tuổi nhất trong số 20 võ sinh được chọn.
Những năm tháng tập võ thuật sau đó là quãng thời gian khó quên với Lý Liên Kiệt bởi cả lớp phải tập trong tiết trời mùa đông khắc nghiệt ở Bắc Kinh. Nếu động tác không dứt khoát và không tạo ra âm thanh vút vút, các võ sinh bị thầy Ngô mắng té tát. Còn nếu phát ra được tiếng động, cả cơ thể đau đớn tột cùng.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-5
 Lý Liên Kiệt (mũi tên đỏ) và các học viên.
Vì điều kiện luyện tập quá khắc nghiệt, sau 3 tháng, từ 20 học viên chỉ còn lại 4 người. Riêng Lý Liên Kiệt từng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ đam mê và sự động viên của thầy, Lý Liên Kiệt vẫn kiên trì.
Một ngày Lý Liên Kiệt phái học 8 tiếng, một tuần 6 buổi và chỉ được về nhà vào tối thứ Bảy rồi trở lại trường vào tối Chủ Mhật. Điều duy nhất mà Lý có thể diễn tả về việc tập luyện của anh là “cay đắng”, gần như quá sức chịu đựng của một đứa trẻ.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-6
 Lý Liên Kiệt luyện võ thuật.
Ngay cả khi gặp tai nạn, anh cũng không được phép nghỉ tập. “Chớ dại mà kêu ca khi chấn thương vì HLV sẽ bắt người đó phải tập thêm bài tập mới khó hơn để không còn dám hé răng kêu nữa. Có lần một võ sinh bị đau tay, sư phụ yêu cầu cậu tập chân và phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn", Lý Liên Kiệt kể lại.
Một lần, sau khi về thăm nhà và trở lại trường, Lý xuất hiện với đôi chân tập tễnh. Một võ sư khác đến thăm lớp và yêu cầu đưa Lý vào bệnh viện. Kết quả chụp X quang, Lý Liên Kiệt bị gãy xương nhưng suốt 2 ngày tập luyện với chiếc chân gãy vô cùng cùng đau đớn mà không dám hé răng nửa lời.
Đánh bài, ăn trộm và đánh lộn
Thời gian này, các võ sinh sống tập trung trong kí túc, riêng Lý Liên Kiệt nhà gần nên thường về nhà và chỉ sống cùng các huynh đệ khoảng một tháng trước mỗi lần thi đấu. Mỗi lần ở lại trường, Lý Liên Kiệt nhiệt tình tham gia các trò quậy phá cùng chúng bạn.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-7
Lý Liên Kiệt cùng "đám quỷ" đồng môn. 
Thông thường, giờ học kết thúc vào 12h trưa, võ sư Ngô Bân đạp xe về nhà. Đám học trò hễ nghe tiếng giày sư phụ nhỏ dần đều chắc mẩm thầy đã ra khỏi trường và bắt đầu "làm loạn".
“Chúng đã quá quen với tiếng giày của tôi nên có lần tôi tìm cách "chơi khăm". Lần đấy bọn nhóc nghĩ tôi về rồi bèn đóng cửa chơi mạt chược, trong đó có cả Lý Liên Kiệt. Tôi tháo giày và lén quay lại, gõ cửa, bên trong có tiếng hét lớn “Gõ cái gì mà gõ, đang đánh bài”. Tôi mở cửa bước vào, mặt bọn tái mét. Không cần phải nói, ngay ngày hôm sau tôi cho tất cả chép bài phạt”, võ sư Ngô Bân hài hước kể lại.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-8
 Thầy trò Ngô Bân - Lý Liên Kiệt cùng tập võ.
“Bọn trẻ sáng nào cũng thích ngủ nướng, không muốn ra sân luyện tập. Nhưng hễ nghe tiếng bước chân của tôi là vội vàng nhảy khỏi giường”, võ sư Ngô Bân cho biết.
Ngoài ra, leo tường trốn ra ngoài là chuyện thường xuyên đối với Lý Liên Kiệt và các đồng môn. “Bọn trẻ đó nghịch như quỷ nhưng thực sự tôi không phản đối hay tức giận, trẻ con mà, hiếu động một chút cũng tốt”, Ngô Bân tâm sự.
Nhung ngay dau don tot cung vi vo thuat cua Ly Lien Kiet-Hinh-9
 Lý Liên Kiệt (vòng đỏ) và thầy Ngô Bân (vòng vàng) cùng các thầy cô, đồng môn.
Vị võ sư đáng kính còn tiết lộ, một lần đám học trò tinh nghịch của ông lén vào nhà ăn lấy trộm thức ăn vì đói “Có lần bọn trẻ ăn chưa đủ no nên rủ nhau lấy trộm đồ ăn. Những đứa liều lĩnh nhất nhận trách nhiệm đi trộm. Lý Liên Kiệt nhỏ nhất và nhát nên không dám, nhưng bao nhiêu đồ ăn mang về anh chàng cũng ăn bằng sạch. Hôm sau, tôi phát hiện và bắt chịu phạt, Lý Liên Kiệt nhất quyết không chịu, anh chàng khẳng định mình không ăn trộm mà chỉ ăn thôi nên không có tội”, võ sư Ngô Bân cười kể lại.
Theo Dân Việt