Nhà nhân chủng học tại Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts đã phát hiện tổ tiên loài người lấy thịt thối rữa để làm thức ăn. Điều này khiến con người đối mặt với mối nguy hiểm tiếp xúc với số lượng lớn vi khuẩn. Con người thời đó suy nghĩ đơn giản và cho rằng việc dùng lửa nấu chín thức ăn bằng cách nướng thức ăn trên than nóng có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn phát triển trên thịt thối rữa, khiến chúng trở nên an toàn hơn với người sử dụng.
Điều này có thể khiến tổ tiên loài ngoài thay đổi chế độ ăn uống và cho phép ăn uống thức ăn giàu dinh dưỡng từ thịt trước khi các vũ khí săn bắn phát triển một cách hiệu quả hơn.
|
Theo kết quả nghiên cứu mới, con người dùng lửa nấu chín thức ăn để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. |
Nghiên cứu trên do Giáo sư Richard Wrangham thuộc ĐH Harvard dẫn đầu.
"Cho đến nay, giới chuyên gia chưa xác định được thời điểm con người lần đầu tiên nấu chín thức ăn. Có một khả năng đó là do những người Homo sớm thực hiện.... Do vi khuẩn phát triển trong thịt thối rữa có một số loại gây ra bệnh tật. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy nguy cơ mắc bệnh hoặc ngộ độc do ăn thịt sẽ giảm đáng kể khi nấu chín thịt", giáo sư Richard Wrangham cho hay.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận này dựa trên phân tích xác chết một con lợn rừng và nghiên cứu sự phát triển của vi khuẩn trên thịt thối thay đổi như thế nào theo thời gian.
Theo đó, các chuyên gia phát hiện vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm như E. coli, Staphylococcus và Enterobacteria trong thịt thối tăng lên đáng kể sau 12 giờ. Giới chuyên gia cho hay các loại vi khuẩn có khả năng đạt đến mức độ nguy hiểm 24 giờ sau khi con vật đó bị giết chết.
Sau đó, các chuyên gia tiến hành nấu chín thịt lợn rừng đó trên than nóng - phương pháp mà các nhà nhân chủng học tin rằng đó là cách thức đầu tiên mà tổ tiên loài người đã nấu chín thức ăn - và phát hiện mức độ vi khuẩn giảm 88%.
Tâm Anh (theo DM)