Giải mã nguyên nhân biến mất nền văn minh đảo Phục Sinh

Google News

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới, dân số sống trên đảo Phục Sinh dần suy giảm dẫn đến biến mất do sự xuất hiện của người châu Âu.

Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng, sự suy giảm dân cư trên đảo Phục Sinh là do sự xuất hiện của người châu Âu - những người đã mang bệnh giang mai, bệnh đậu mùa và chế độ nô lệ lên trên hòn đảo này.
Trước đó, giới chuyên gia cho rằng sự biến mất của nền văn minh trên đảo Phục Sinh là do sự khai thác quá mức tài nguyên rừng. Theo một số truyền thuyết, cảnh quan xung quanh đảo Phục Sinh trở nên trơ trọi do sự tàn phá rừng cọ, ảnh hưởng rất lớn đến đất đai khiến đất canh tác nông nghiệp không còn màu mỡ như trước cũng như khiến con người rơi vào hoàn cảnh ăn thịt đồng loại.
Với kết quả nghiên cứu mới công bố trên, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh truyền thuyết nền văn minh trên đảo Phục Sinh biến mất là do rừng cọ bị tàn phá là hoàn toàn sai lầm.
Giai ma nguyen nhan bien mat nen van minh dao Phuc Sinh
 Các chuyên gia Mỹ cho hay giả thuyết nền văn minh trên đảo Phục Sinh bị "xóa sổ" do sự phá hủy rừng cọ là hoàn toàn sai.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, khi rừng cọ bị tàn phá, dân cư trên đảo Phục Sinh vẫn sống sót bình thường. Họ đưa ra kết luận trên dựa vào những công cụ được tìm thấy xung quanh đảo từng được người dân sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp.
Một số nhà khoa học ước tính rằng, vào thời kỳ đỉnh cao, dân số sống trên đảo Phục Sinh có thể lên đến 20.000 người. Với đất đai màu mỡ, họ đã phát triển một nền văn hóa rực rỡ cũng như tạo ra một số lượng lớn tượng moai nổi tiếng thế giới. Những tượng đá này cao 7 - 8m và nặng tới 30 - 90 tấn. Vào những năm 1700, dân số trên đảo Phục Sinh giảm xuống đáng kể và dần biến mất.
Tâm Anh (theo DM)