Điều ít biết về việc Mỹ bắt giữ tù nhân trong CTTG2

Google News

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ đã bắt giam, thẩm vấn, hạn chế đi lại 120.000 người Nhật, trong số đó có 62% là người Mỹ gốc Nhật.

1. Trong Chiến tranh thế giới 2, ít ai biết được rằng, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã ký Sắc Lệnh (Executive Order) 9066 cho phép bắt giam vào trại tập trung tất cả những người Mỹ gốc Nhật. Sắc lệnh này cũng mở đường cho việc bắt giữ những công dân Đức, Italy mà FBI cho rằng những đối tượng này có những rủi ro an ninh và dán mác là "những kẻ ngoại lai tới từ đất nước của kẻ thù". Một ngày trước khi Tổng thống Roosevelt ký Sắc Lệnh 9066, FBI đã bắt giữ 264 người Italy, 1.296 người Đức và 2.209 người khác ở bờ biển phía Đông và Tây.
Dieu it biet ve viec My bat giu tu nhan trong CTTG2
Tổng thống Mỹ Roosevelt. 
Theo Đạo luật ngoại kiều thù nghịch (Enemy Alien Act) năm 1798, chính quyền Tổng thống Roosevelt đã bắt 4.058 người Đức, 2.264 người Nhật Bản, 288 người Italy đến từ 13 quốc gia châu Mỹ Latin và giam giữ họ trên khắp lãnh thổ nước này. Nhiều người trong số này bị giam giữ ở một trại giam giữ bí mật của chính phủ nằm ở thành phố Crystal, Texas. Tổng thống Roosevelt làm như vậy được cho là xuất phát từ mối đe dọa an ninh đến từ người Đức và Nhật Bản ở khu vực Mỹ Latinh.
2. Trong số những người bị Mỹ bắt giam ở khu vực Mỹ Latin có một số lượng nhỏ là người Do Thái buộc phải chạy trốn cuộc đàn áp ở Đức hồi Chiến tranh thế giới 2. 
Trong cuốn sách "Nazis and Good Neighbors", Max Paul Friedman có đề cập đến việc 81 người Do Thái ở Mỹ La tinh là những người bị chính quyền Mỹ bắt giữ. Trong số đó có một gia đình người Do Thái là Jacobis đến từ Columbia bị bắt và giam giữ tại một căn cứ ở Crystal City, Texas, Mỹ.
3. Nguồn lực chính trị và quân sự được Tổng thống Roosevelt sử dụng triệt để nhằm theo đuổi chính sách để theo đuổi một chính sách bắt giữ những phần tử nguy hiểm hay những mối đe dọa đến an ninh Mỹ.
Một thời gian ngắn sau khi xảy ra sự kiện Nhật tấn công căn cứ quân sự của Mỹ ở Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt nói với Công tố viên trưởng Francis Biddle về việc bắt giữ nhiều người đến từ Italy và Đức: "Tôi không quá quan tâm đến người Italy. Quốc gia này có rất nhiều ca sĩ opera nhưng người Đức thì hoàn khác. Họ có thể là mối nguy hiểm". Chính vì vậy, Công tố viên trưởng Francis Biddle đã đẩy mạnh việc thẩm vấn, bắt giữ hoặc hạn chế đi lại của nhiều người được cho là "những kẻ ngoại lai tới từ đất nước của kẻ thù".
4. Một trong những lý do thúc đẩy chính quyền Mỹ thực hiện chương trình bắt giữ người của nhiều nước hồi Chiến tranh thế giới 2 được cho là "những kẻ ngoại lai tới từ đất nước của kẻ thù" là nhằm mục đích dùng những người này để trao đổi con tin của chính quyền Washington bị kẻ thù ở châu Âu và Thái Bình Dương bắt giữ. Tổng thống Roosevelt cũng thành lập một đơn vị bí mật nằm trong Bộ Ngoại giao để đàm phán trao đổi tù binh với Nhật Bản và Đức trong thời gian đó.
Dieu it biet ve viec My bat giu tu nhan trong CTTG2-Hinh-2
 Nhiều trẻ em cũng bị chính quyền Mỹ bắt giữ hồi Chiến tranh thế giới 2.
5. Trại giam giữ Crystal City là trung tâm của những lần trao đổi tù binh. Một số người từng bị giam giữ (là trẻ em khi ở trong trại này) đã gọi nơi giam cầm là Trại bắt cóc. Hàng ngàn người bị giam giữ ở Crystal City bao gồm cả trẻ em được sinh ra ở Mỹ. Họ được dùng để trao đổi với những nhà ngoại giao, doanh nhân, binh sĩ, bác sĩ và các nhà truyền giáo của Mỹ bị Nhật Bản và Đức bắt giữ.
Tâm Anh (theo BI)