Xây dựng mái vòm chắn phóng xạ mới
Ngày 26/4/1986 lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung. Sự kiện
thảm họa Chernobyl này trở thành một trong những sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử. Mái vòm chắn phóng xạ lần đầu tiên được xây dựng là vào năm 1986. Khi đó, quá trình xây dựng mái vòm diễn ra khẩn trương trong điều kiện tồi tàn. Vì thế không có gì quá ngạc nhiên khi mái vòm xuống cấp nhanh chóng, có nhiều lỗ hổng và có thể sập bất kỳ lúc nào.
Trước tình hình đó, chính phủ Ukraine quyết định xây mái vòm sắt mới ngay cạnh nhà máy và dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Sau khi quá trình xây dựng kết thúc, các kỹ sư sẽ phá mái vòm cũ rồi vận chuyển mái vòm mới tới nhà máy bằng đường ray. Theo Hiệp hội Hạt nhân thế giới, mái vòm sắt mới sẽ có chiều cao 108m và chiều dài 150m. Chi phí ước tính xây dựng mái vòm này khoảng 1,54 tỷ Euro.
Địa điểm thu hút các nhà khoa học và khách du lịch
Những địa điểm bí mật và bí ẩn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những địa điểm đó, khu vực cấm xung quanh
nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũng không phải ngoại lệ. Khu vực này không chỉ là nơi để nghiên cứu khoa học mà còn là nơi để kiếm tiền.
Một số công ty cung cấp dịch vụ tham quan thành phố Pripyat hoặc nhà máy điện hạt nhân bỏ hoang. Chernobyl Tour là một trong những công ty kinh doanh hạng mục này. Công ty này khẳng định du khách không chịu bất cứ tổn hại nào về sức khỏe từ chất phóng xạ nếu họ chỉ tham gia chuyến du lịch trong 1 ngày. Thậm chí, du khách còn có thể ghé thăm trạm radar.
Nhà máy Chernobyl vẫn hoạt động sau khi xảy ra thảm họa
Nhiều người cho rằng sau khi xảy ra thảm họa nguyên tử tồi tệ năm 1986, nhà máy Chernobyl ngừng hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. Theo Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ (NRC), 3 lò phản ứng còn lại ở nhà máy Chernobyl đã tái khởi động trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10/1986 và tháng 12/1987.
Sau đó, lò phản ứng số 2 phải ngừng hoạt động vì xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà chứa turbine và sau đó ngừng hoạt động. Lò phản ứng số 1 ngừng hoạt động hồi tháng 11/1996 và lò phản ứng số 3 ngừng hoạt động vào tháng 12/1999.
Nhiều người ở lại khu vực nhà máy Chernobyl
Hơn 100.000 người dân địa phương phải sơ tán ngay sau khi
thảm họa Chernobyl xảy ra. Cùng với đó là hàng nghìn người khác cũng phải rời khỏi nhà. Tuy nhiên, khoảng 1.200 người, phần lớn là phụ nữ lớn tuổi, quyết định ở lại hoặc rời bỏ chỗ ở mới để về nhà. Điều gì đã thúc đẩy họ làm vậy? Trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, những người đó cho hay họ yêu quê hương của mình nên không muốn sống ở nơi khác.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, những phụ nữ lớn tuổi nói họ bí mật trở về nhà do chính quyền địa phương ở nơi mới chỉ trợ cấp khoản tiền ít ỏi. Vì thế, họ trở về quê hương để có đất đai canh khác nhằm không chết vì đói. Một số được cho phép ở lại nhưng cũng có nhiều trường hợp không được chấp nhận sống trong vùng thảm họa. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn những người đó sống rất lâu sau khi thảm họa xảy ra. Thậm chí, một số người còn sống đến ngày nay khi hơn 80 hoặc 90 tuổi.
Video thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản (nguồn: VTV):
Tâm Anh (theo Toptenz)