Chiến tranh hạt nhân từng xảy ra thời tiền sử?

Google News

(Kiến Thức) – Sử thi Mahabharata của người Ấn Độ cổ đại có nhắc đến loại chiến tranh này nhưng liệu nó có phải là sự thật?

Những manh mối trong sử thi Mahabharata

Vào 500.000 năm trước, người cổ đại đã miêu tả cảnh tượng chiến tranh giống như chứng kiến tận mắt về cuộc chiến hạt nhân trong cuốn sử thi Mahabharata của người Ấn Độ. Họ miêu tả rất chân thực về cảnh tượng khủng khiếp đó.

Đây là một trong những nội dung trích trong cuốn sử thi trên: “Sức nóng tỏa ra của thứ vũ khí đủ nóng làm cho đất trời rung chuyển. Mặt trời cũng rung chuyển theo, động vật chết hàng loạt, các loài tôm cá bơi dưới nước hoàn toàn bị luộc chín, quân địch bị thiêu khô như những cây khô sau khi bị đốt.

Không thể nhận diện được bất kỳ xác chết nào. Tóc, móng tay hoàn toàn biến mất, những con chim cũng chết ngay trên không trung, các loại đồ ăn bị nhiễm độc hoàn toàn”.

Những đoạn miêu tả trên khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi. Họ nghi ngờ rằng liệu thời đó có xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân dữ dội như vậy hay chỉ là sự phóng đại, là trí tưởng tượng thiên tài của người xưa hay không.

Hai nhà khảo cổ học David Davenport và Ettore Vincenti cũng đưa ra giả thuyết rằng, chiến tranh hạt nhân thực sự xảy ra vào thời kỳ cổ đại. Cụ thể, thành phố cổ xưa Mohenjo - Dora đã bị tàn phá sau vụ tàn phá hạt nhân và bằng chứng là con người đã tìm thấy nhiều tầng đất sét và thủy tinh màu lục.

Những nhà khảo cổ cho rằng, một nguồn nhiệt cực cao đã làm tan chảy đất sét và cát rồi chúng đông cứng ngay sau đó. Các tầng thủy tinh lục đó cũng được tìm thấy trong sa mạc Nevada sau mỗi vụ nổ hạt nhân. Việc phân tích đã giúp các nhà nguyên cứu khẳng định rằng nhiều phần của thành phố đã tan chảy sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khoảng 12 bộ hài cốt tại Mohenjo - Daro mang lượng phóng xạ quá mức bình thường đến 50 lần.

Những phân tích khoa học đó đưa chúng ta trở về thời hoàng kim của Ấn Độ được mô tả trong sử thi Mahabharata. Nó có nhắc đến một thứ vũ khí ghê rợn với sức tàn phá đáng sợ. Một văn bản cổ nói về thứ "vỏ sò" lấp lánh như lửa, nhưng không tỏa khói. "Khi vỏ sò chạm đất, bầu trời trở nên tối đen, các cơn giông bão tàn phá thành phố. Một tiếng nổ khủng khiếp đã thiêu cháy hàng ngàn người và thú vật, biến họ thành tro".

Tới lò phản ứng hạt nhân có niên đại hai tỉ năm 

 Các nhà khoa học phát hiện lò phản ứng hạt nhân Oklo có niên đại 2 tỷ năm tuổi từng "hoạt động" ở Cộng hòa Gabonaise.

Oklo là tên của một mỏ uran của Cộng hòa Gabonaise, châu Phi. Hiện một xưởng sản xuất ở Pháp đang sử dụng những hòn đá ở nhập khẩu từ quốc gia này.

Ngày 7/6/1972, nhà khoa học người Pháp Bell Ritter sử dụng thiết bị khối phổ kế phân tích tỉ lệ tự nhiên của urannium hexaluouride UF6, ông đã rất bất ngờ khi phát hiện ra hàm lượng uranium U235 (một loại nhiên liệu của lò phản hạt nhân) trong số quặng từ Oklo chuyển về rất thấp 0,717%. Nó giảm đi 0,003% so với tỉ lệ thông thường là 0,720%, thậm chí không tới 0,3%. Hiện tượng kỳ lạ này khiến các nhà khoa học Pháp hết sức quan tâm và họ sử dụng rất nhiều cách khác nhau để tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao hàm lượng uranium 235 trong quặng từ Oklo của Cộng hòa Gabonaise lại thấp như vậy.

Sau một thời gian nghiên cứu, phân tích, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra nguyên nhân khiến hàm lượng uranium 235 trong quặng ở Oklo thấp là vì nó đã bị đốt, nghĩa là đã qua sử dụng. Đây là phát hiện “kinh thiên động địa” trong giới khoa học lúc bấy giờ. Rất nhiều người đã lặn lội tới tận Oklo để tìm chân tướng sự thực.

Dùng khối phổ kế để xác định niên đại địa chất, các nhà khoa học cho ra kết quả, ngay từ 2 tỷ năm trước, ở khu mỏ Oklo đã bắt đầu có sự phân rã urani. Chất thải sinh ra trong các phản ứng hạt nhân không bị phân tán mà chỉ bị phân bố rải rác trong phạm vi khu vực này.

Lò phản ứng hạt nhân ở khu mỏ Oklo được xác định gồm 16 khu vực, với khoảng 500 tấn quặng uranium hình thành nên. Theo đó, lò phản ứng hạt nhân cổ xưa trên bắt đầu “hoạt động” vào khoảng 500 ngàn năm trước.

Với một lò phản ứng được bảo tồn nguyên vẹn, thiết kế khoa học, kết cấu hợp lý với tuổi thọ 2 tỷ năm, các nhà khoa học cực kỳ băn khoăn không biết ai thiết kế, xây dựng nên nó. Họ suy đoán liệu nó có phải là sản phẩm của người ngoài hành tinh hay là di tích còn sót lại của một thế hệ văn minh trước đây. Câu hỏi hóc búa đó cho tới nay vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải.

Nhiều nhà khoa học mạnh dạn đưa ra giả thiết rằng, vào 2 tỷ năm trước, người ngoài hành tinh đã dùng một con tàu vũ trụ sử dụng động cơ nguyên tử tới Trái đất. Họ lựa chọn địa điểm này của Gabonaise để xây dựng lò phản ứng hạt nhân, lấy năng lượng mà các nguyên tử phóng ra khi phân tách hoặc kết hợp để làm động lực cho nguồn năng lượng và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của họ khi rời bỏ Trái đất. Sau khi bỏ đi, họ để lại lò phản ứng này cho loài người.

Một giả thuyết khác được các nhà khoa học đưa ra đó là lò phản ứng hạt nhân Oklo chính là di tích còn sót lại của một thế hệ văn minh trước đây chứ không phải sản phẩm của người ngoài hành tinh để lại. Người ta phỏng đoán rằng, nơi mà chúng ta bây giờ gọi là Oklo có thể là nơi tồn tại của một nền văn minh phát triển ở trình độ rất cao, vượt xa hơn rất nhiều so với nền văn minh của con người hiện nay. 

Theo họ, vào 2 tỷ năm trước, tổ tiên loài người đã phát triển tới trình độ rất cao. Tuy nhiên, do luôn cạnh tranh và thù địch giữa các dân tộc, quốc gia nên các bên đã nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Loài người bị hủy diệt nhưng vẫn để lại những dấu vết rất nhỏ và lò phản ứng hạt nhân ở Oklo là một trong những bằng chứng cho vấn đề đó.

Ngoài ra, một số người lại đưa ra giả thuyết đó là lò phản ứng hạt nhân tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có nhiều người phản đối giả thuyết đó và phản biện rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, tự nhiên không thể có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt trong quy trình xây dựng và vận hành các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.

Đặc biệt, vào năm 2006, các nhà khoa học một lần nữa khẳng định rằng, từ 2 tỷ năm trước con người đã có một lò phản ứng rất lớn hoạt động. Nó phát ra năng lượng rất an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm ra lò phản ứng hạt nhân như ở Oklo. Nó chứng tỏ nền văn minh thời đó phát triển vượt bậc, rực rỡ bỏ xa thời bây giờ. 

Nhưng theo một số tài liệu lịch sử ghi chép lại, trên trái đất chỉ có các loài tảo, con người vẫn chưa xuất hiện vào 2 tỷ năm trước. Cho tới thời kỳ đầu của kỷ đệ tứ, Đại Tân sinh (khoảng hơn 3 triệu năm trước) mới xuất hiện vượn người đầu tiên. Do đó, thật dễ hiểu khi có quan niệm cho rằng, lò phản ứng hạt nhân ở Oklo tuyệt đối không phải là sản phẩm của loài người.

Nếu như các nhà khoa học đi tìm lời giải theo cách lập luận này thì liệu đây có phải là chứng cứ của người ngoài hành tinh? Hay là một kiệt tác của một nền văn minh thời tiền sử mà con người chưa từng biết tới? Đây quả là một bí ẩn vô cùng lớn nhưng các nhà khoa vẫn chưa tìm ra lời giải thỏa đáng. 

TIN BÀI LIÊN QUAN

BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU
 
Nhật Anh (tổng hợp)