1. Lời nguyền "kim cương xanh"
Tháng 7/2012, Hoàng hậu Thái Lan Sirikit được người dân vô cùng yêu quý đã bị đột quỵ và không xuất hiện trước công chúng. Điều này sẽ không trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận nếu như không xuất hiện những tin đồn về một lời nguyền kéo dài hàng thập kỷ trước đó.
Nguồn gốc của lời nguyền nghiệt ngã trên bắt đầu từ việc xảy ra một trong những vụ trộm nữ trang hoàng gia kinh hoàng nhất lịch sử.
|
Ảnh minh họa.
|
Câu chuyện bắt đầu tại cung điện của gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi năm 1989. Khi đó, một người gác cổng Thái đã đột nhập vào phòng Hoàng tử Faisal và lấy trộm đồ trang sức trị giá 20.000.000 USD.
Sau đó, người này đã tuồn chúng về Thái Lan bằng cách giấu đồ ăn cắp trong máy hút bụi. Trong số các món đồ trang sức có giá trị của hoàng tử Ả Rập Saudi bị đánh cắp có một viên đá quý 50 carat và được gọi là "kim cương xanh".
Nhà chức trách Saudi đã thông báo cho cảnh sát Thái Lan vụ việc và nhanh chóng bắt được tên trộm. Tuy nhiên, y đã kịp bán một số đồ trang sức đó trước khi bị cảnh sát tóm tại chợ đen. Số còn lại đã được cảnh sát Thái Lan hoàn trả cho gia đình hoàng gia Thái Lan.
Một nửa số trang sức được trả lại là hàng giả. Không những vậy, "kim cương xanh" vẫn biệt tích. Cảnh sát Thái Lan còn cho rằng, có thể viên đá quý đó không tồn tại. Điều đó khiến thông tin về vụ trộm cắp trang sức hoàng gia càng trở nên tồi tệ hơn.
Đối với một viên ngọc quý mà chưa bao giờ được chứng minh chắc chắn là tồn tại thì "kim cương xanh" gây ra nhiều vấn đề hơn là giá trị vật chất của nó. Nó được cho là bị ma ám. Lời nguyền về viên đá quý này đầu tiên xuất hiện vào tháng 2/1990.
|
Hoàng hậu Sikirit của Thái Lan.
|
Khi đó, 3 nhà ngoại giao Ả Rập Saudi (những người đã được giao nhiệm vụ điều tra các vụ trộm cắp đồ trang sức) đều bị giết hại trong cùng một đêm. Cảnh sát Thái Lan khẳng định rằng, không có bằng chứng nào cho thấy vụ giết người có liên quan đến viên đá quý có tên "kim cương xanh". Tuy nhiên, người Ả Rập Saudi nghĩ khác và nghi ngờ chính quyền đã che đậy vụ việc.
Những nghi ngờ của họ đã dấy lên khi báo chí địa phương đưa tin rằng, một vài phu nhân của những quan chức quyền lực nhất Thái Lan đã được nhìn thấy đeo đồ trang sức giống như viên đá quý mà hoàng gia Ả Rập Saudi bị mất.
Điều khá thú vị là người ta cáo buộc hoàng hậu Sirikit cũng từng xuất hiện với viên đá quý đó trước khi bị đột quỵ và không còn xuất hiện trước công chúng. Nhiều người tin rằng, Hoàng hậu Sirikit là nạn nhân mới nhất của lời nguyền "kim cương xanh".
2. Lời nguyền nghiệt ngã khiến hàng triệu người bị giết
Năm 1941, một nhóm các nhà nhân chủng học Xô Viết đã đến Uzbekistan để thực hiện chuyến thám hiểm đã được nhà nước phê chuẩn. Nhiệm vụ của họ là xác định vị trí ngôi mộ của Tamerlane và khai quật thi thể bên trong.
|
Lăng mộ Tamerlane.
|
Tamerlane là một lãnh chúa nổi tiếng sống ở thế kỷ XIV và được xem là anh hùng dân tộc ở Uzbekistan. Trước bối cảnh đó, các giáo sĩ Hồi giáo địa phương đã không thể ngăn cản nỗ lực khai quật ngôi mộ lãnh chúa Tamerlane của nhóm chuyên gia Xô Viết. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng, nếu đánh thức giấc ngủ vĩnh hằng của lãnh chúa thì thảm họa sẽ ập đến vào ngày thứ ba.
Khi nghe điều đó, lãnh đạo nhóm thám hiểm Mikhail Gerasimov đã bỏ ngoài tai lời đe dọa đó và coi nó là điều mê tín dị đoan của người dân địa phương. Họ tiếp tục công việc khai quật thi thể lãnh chúaTamerlane và mở quan tài của ông vào ngày 19/6/1941.
Bên ngoài quan tài có viết một dòng chữ có nội dung: "Khi tôi từ cõi chết trở về, thế giới sẽ run sợ". Ba ngày sau, phát xít Đức đã bất ngờ phát động cuộc chiến Barbarossa và xâm lược Liên Xô. Đó có phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên? Có lẽ vậy. Sự kiện này đã khiến thế giới phải rúng động.
Điều thú vị là khi cuộc chiến Đức - Xô bước vào giai đoạn bước ngoặt với chiến thắng của người Nga trong trận đánh Stalingrad, Stalin đã ra lệnh đem chôn cất thi hài lãnh chúa Tamerlane tại Uzbekistan theo nghi lễ chôn cất của người Hồi giáo.
Lời nguyền được cho là đã bị hủy bỏ kể từ đó nhưng vẫn để lại hậu quả nặng nề. Cụ thể, mặc dù Liên Xô cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống xâm lược của phát xít Đức nhưng 7,5 triệu người dân Liên Xô đã chết trong cuộc chiến khốc liệt đó.
Theo Gia đình Việt Nam