1. Copper Scroll
Copper Scroll hay còn gọi Bảng danh sách bằng đồng. Đây là một trong số 981 văn bản khác nhau được tìm thấy ở Khirbet Qumran trong khoảng thời gian từ năm 1946 – 1956. Nó có ý nghĩa đặc biệt vì bảng danh sách bằng đồng này được cho là chỉ dẫn đến một bản đồ kho báu. Chúng được viết trên chất liệu đồng được cán rất mỏng.
Bảng danh sách bằng đồng là tài liệu duy nhất được tìm thấy ở Khirbet Qumran không được viết trên giấy da hoặc hoặc giấy papyrus. Thêm vào đó, tiếng Do Thái được viết trong tài liệu đó cũng khác so với những cuộn giấy Biển Đen khác được tìm thấy trước đấy.
Bảng danh sách bằng đồng chỉ dẫn đến hơn 60 địa điểm cất giấu kho báu khác nhau, với trữ lượng vàng và bạc không đều nhau được chôn cất hay cất giấu tại những nơi đó. Bảng danh sách này cũng đưa ra một số hướng dẫn cụ thể để tìm được kho báu.
Mặc dù không có bằng chứng rõ ràng giống như những cuộn giấy Biển Chết để chứng tỏ sự tồn tại của những kho báu cất giấu nhưng khá nhiều người đã mở cuộc thám hiểm truy tìm kho báu có giá trị trên. Một số học giả tin rằng, có nhiều khả năng người La Mã đã tìm thấy tất cả các kho báu bởi họ có một thói quen tra tấn những kẻ bị giam cầm tra tấn để tìm bí mật của họ.
2. “The History Of Cardenio”
Trong khi hầu hết mọi người đã biết đến vở kịch
"Love’s Labour’s Won" của William Shakespeare thì tác phẩm
“The History Of Cardenio” của ông và John Fletcher dường như được ít biết đến hơn. Bằng chứng về sự tồn tại của vở kịch này được thấy ở một số nơi. Trong số đó có một danh sách các vở kịch được Đoàn kịch của Nhà Vua thực hiện hồi tháng 5/1613. Đoàn kịch này là của nhà văn Shakespeare.
Tuy nhiên, bản thảo của vở kịch này đã biến mất và không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa. Trong thế kỷ 18, Lewis Theobald - biên tập viên và nhà viết kịch của Shakespeare đã tuyên bố tìm thấy một bản sao bản thảo vở kịch “The History Of Cardenio” và “hoàn thiện" tác phẩm đó. Ông đã biến nó thành một vở kịch có tên “Double Falsehood”. Theobald tuyên bố đã tìm thấy bản thảo vở kịch “The History Of Cardenio” ở bên trong Nhà hát Covent Garden ở London. Nơi này bị thiêu trụi hồi đầu thế kỷ 19. Một số học giả không biết liệu thông tin của Theobald có đúng sự thật hay không.
3. Quả cầu của Archimedes
Thường được miêu tả như là Leonardo da Vinci của Hy Lạp cổ đại, Archimedes là một nhà phát minh tài ba và nổi tiếng với tiếng hét lớn: "Eureka!" và chạy khỏa thân dọc Syracuse. Tuy nhiên, ông đã phát minh ra một thiết bị được gọi là "cỗ máy thiên văn”. Về cơ bản, thiết bị này cho thấy sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khi nhìn từ trái đất.
Người ta tìm được rất ít thông tin, tài liệu về cỗ máy thiên văn của Archimedes được phát minh ra như thế nào. Người ta chỉ biết rằng, ông đã phát minh ra nó để mọi người có thể hiểu hơn các tầng thiên đường và cả các vị thần thánh. Thiết kế cỗ máy này khá phức tạp và chúng ta chỉ biết được những thông tin về khối cầu đó qua những tài liệu khác nhau của những tác giả khác như nhà toán học Hy Lạp Pappus.
4. Kho báu của Lima
Kho báu này được cho là chôn giấu ở đảo Cocos, ngoài khơi bờ biển của Costa Rica. Người ta cho rằng kho báu này có trị giá 300 triệu USD với 113 pho tượng tôn giáo làm bằng vàng, một tượng Đức mẹ Maria có kích bằng người thật, 200 tủ đồ trang sức, 273 thanh kiếm quý được nạm trang sức, 1.000 viên kim cương, 150 chén lễ và hàng trăm thỏi vàng và bạc.
Chuyện kể rằng, vào năm 1820, thành Lima (Peru) xảy ra biến cố lớn. Tổng trấn thành Lima đã quyết định chuyển toàn bộ tài sản của Lima bằng 11 con thuyền tới Mexico để đảm bảo an toàn.
Thuyền trưởng William Thompson được giao trọng trách chỉ huy đoàn thuyền tới Mexico. Tuy nhiên, tổng trấn thành Lima đã quên mất kiểm tra xuất thân của thuyền trưởng William Thompson trước khi khởi hành. Do đó, khi đoàn thuyền chở kho báu rời thành Lima không xa, thuyền trưởng William Thompson lộ rõ bản chất thật của mình là một tên cướp biển. Thompson đã ra lệnh cho tay chân giết hại các vệ sỹ người Peru và vứt thi thể của họ xuống biển.
Sau đó, Thompson cho đoàn thuyền hướng về phía đảo Cocos, Ấn Độ Dương, nơi được cho là tên cướp biển gian xảo Thompson và đồng bọn chôn cất kho báu, chờ cho tình hình yên ổn trở lại sẽ đào lên và chia nhau tiêu xài.
Tuy nhiên, Thompson và những tên cướp biển khác đã bị bắt. Tất cả đều bị tử hình trừ Thompson và một tên tay sai thân cận giữ được mạng sống sau khi chúng đồng ý chỉ cho người Tây Ban Nha tới nơi cất giấu kho báu. Hai người đã chỉ đường cho họ lên đảo Cocos và sau đó bỏ trốn vào rừng sâu. Kể từ đó, Thompson và người của hắn cũng như kho báu khổng lồ vĩnh viễn không được tìm thấy.
Cho đến nay, người ta đã tổ chức hơn 300 cuộc tìm kiếm kho báu của Lima nhưng đều không thành công. Một số người suy đoán, kho báu đó không được chôn trên đảo Cocos mà thực ra là được cất giấu ở hòn đảo bí mật thuộc ngoài khơi biển Trung Mỹ.
5. Mẫu hóa thạch của loài chim thủy tổ Maxberg
Một trong những hóa thạch chim thủy tổ sớm nhất của nhân loại đó là hóa thạch quá trình tiến hóa từ khủng long sang loài chim. Hóa thạch chim thủy tổ (Archaeopteryx) từ lâu đã được ca ngợi là một khám phá quan trọng trong lĩnh vực hóa thạch học và điểu cầm học.
Các chuyên gia tìm được 11 hóa thạch tương đối hoàn chỉnh và mỗi một hóa thạch có giá trị quan trọng. Năm 1956, hai công nhân làm việc tại mỏ đá ở Đức đã tìm thấy mẫu hóa thạch loài chim thủy tổ Maxberg. Khi đó, nó thuộc sở hữu của người đàn ông có tên Eduard Opitsch. Vào thời điểm ấy, nó là 1 trong 3 mẫu hóa thạch chim thủy tổ được con người tìm thấy. Sau đó, ông đã cho Bảo tàng Maxberg mượn để phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Ban đầu Opitsch có ý định bán hóa thạch trên nhưng lại do dự khi biết sẽ phải nộp nhiều loại thuế. Về sau, ông ta lấy lại hóa thạch cho bảo tàng mượn và đem về nhà cho đến khi qua đời. Sau khi ông chết, cháu trai của ông cố tìm hóa thạch Maxberg nhưng không thấy. Nó được cho là đã bị đánh cắp ngay sau khi ông Opitsch qua đời.
Tâm Anh (theo LV)