Không những là sau khi li hôn, kể cả việc chia tay khi mới chỉ yêu thôi cũng khiến người ta khó nhìn mặt nhau rồi. Mặc dù có rất nhiều cặp vợ chồng còn có con chung nhưng khi chia tay họ vẫn rất khó có thể ngồi cùng với nhau để bàn bạc về những chuyện quan trọng liên quan đến đứa con chung của mình và thậm chí còn có nhiều cặp vợ chồng cũ coi nhau như kẻ thù.
|
Ảnh minh họa. |
Vấn đề đó được coi như lẽ dĩ nhiên và một số người còn coi đó như một yếu tố bắt buộc sau khi chia tay mặc dù bản thân họ vẫn muốn giữ mối quan hệ ới đối phương vì một lí do gì đó. Mặc dù vậy, việc vợ chồng cũ không nhìn mặt nhau cũng có một vài lí do mà phần lớn những lí do đó dựa trên những nguyên nhân đã khiến cặp đôi phải chia lìa.
Mất hết niềm tin và hy vọng vào đối phương.
Niềm tin là điều cần thiết cho mọi mối quan hệ, dù chỉ là mối quan hệ đồng nghiệp hay bạn bè đơn thuần, niềm tin còn đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều trong tình yêu và hôn nhân, không còn niềm tin đồng nghĩa với việc khó có thể ngồi nói chuyện với nhau thêm một lần nào nữa; hãy thử tưởng tượng bạn nói chuyện với một người mà bạn không hề tin tưởng, từng lời nói của đối phương sẽ khiến bạn phải nghi ngờ, vậy liệu bạn có hứng thú khi làm bạn với người đó nữa hay không?
Sự hy vọng mà hai người đặt vào nhau trong những cuộc hôn nhân có thể nói là rất lớn, nhưng trái ngược lại những gì bạn kì vọng, đối phương lại chỉ mang đến cho bạn sự thất vọng, thậm chí là... tuyệt vọng. Và tất nhiên khi mà tương lai trong mơ của bạn bị một ai đó bóp bẹp thì bạn sẽ không muốn nhìn mặt kẻ đó thêm bất cứ một lần nào nữa.
Sự tổn thương của bạn là quá lớn
Có rất nhiều cuộc li hôn trong yên lặng, không ầm ĩ, nó dường như một sự giải thoát cho cả hai người. Nhưng cũng có những cuộc li hôn ngập đầy nước mắt mà ở đó luôn có một người phải chịu sự đau đớn về mặt tinh thần nhiều hơn người còn lại. Với một vết thương mang lại đau đớn như vậy thì rõ ràng bạn sẽ làm mọi cách để có thể quên đi tất cả cái quá khứ đau thương và sự lựa chọn sai lầm mà mình đã mắc phải. Tất nhiên là nếu cứ nhìn mặt nhau thì đến bao giờ mới chôn vùi nhau vào quá khứ được. Thậm chí một số cặp vợ chồng cũ ghét nhau nhiều đến mức họ lựa chọn chuyển đi hẳn một nơi khác để bắt đầu lại từ đầu.
|
Ảnh minh họa. |
Tránh khỏi "vùng xám"
"Vùng xám" trong một mối quan hệ có thể coi là một vùng "lằng nhằng" nhất, đó là nơi bạn xếp những kẻ "bỏ thì thương mà vương thì tôi" vào trong đó. Nếu cứ mãi giữ một nửa dĩ vãng kia trong "vùng xám" thì bạn khó có thể bỏ qua cái quá khứ đau thương của mình để tiến tới với một người mới. Thậm chí nếu giữ nhau trong "vùng xám" còn có thể khiến đối phương can thiệt quá sâu vào cuộc sống riêng của bạn hoặc ngược lại, gây nên sự khó chịu và ức chế cho cả hai bên.
Mối quan hệ đó gần như vô dụng
Trừ khi bạn có con chung với người kia, còn nếu không, mối quan hệ đó hoàn toàn vô dụng. Vì việc người kia có làm bạn với bạn hay không cũng không thể thay đổi được một điều đó là bạn vẫn sẽ đau khổ, chán nản và buồn bã. Thậm chí sự xuất hiện của "quá khứ" còn làm những cảm xúc tiêu cực đó tăng lên. Rõ ràng, một mối quan hệ như thế không đáng để bạn phải quan tâm thêm bất cứ giây phút nào nữa.
Video phỏng vấn con gái muốn gì sau khi chia tay bạn trai (nguồn youtube)
Tuấn Anh