Về già không muốn ốm đau, làm ngay việc này kẻo hối không kịp

Google News

Sinh, lão, bệnh, tử là điều khó tránh trong đời người. Tuy vậy, về già không muốn ốm đau, bạn nên làm những việc này càng sớm càng tốt, bắt đầu chưa bao giờ là muộn.

1. Ngủ sớm
Thức khuya thực sự là cách “ngược đãi” cơ thể toàn diện nhất. Thói quen này làm tăng huyết áp và cholesterol, gây nguy hiểm cho tim mạch. Người cao tuổi thường khó ngủ, ban ngày nên tích cực vận động, sinh hoạt theo thời gian biểu cố định để cải thiện.
2. Ăn đủ no
Khả năng tiêu hóa của người cao tuổi ngày càng suy giảm. Ăn quá nhiều khiến cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ hết, gây đầy bụng khó chịu.
Không chỉ chú trọng về lượng, chúng ta còn nên đầu tư về chất. Để đạt được chế độ ăn uống khoa học, thực phẩm trong bữa cần đa dạng, cân đối giữa thịt và rau xanh, ngũ cốc,... Bằng cách này, cơ thể sẽ nhận được các dưỡng chất cần thiết.
Thời điểm ăn cũng rất quan trọng. Ngoài việc tuân thủ giờ ăn cố định, chúng ta nên ăn tối sớm. Nghiên cứu chỉ ra, ăn trước khi ngủ 2 giờ hoặc ăn sau 19 giờ sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
Ve gia khong muon om dau, lam ngay viec nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Aboluowang.
3. Uống đủ nước
Trung bình, người trưởng thành nên uống 8 ly nước (mỗi ly 250-300ml) để đảm bảo cơ thể vận hành bình thường. Ngược lại, người già uống ít nước dễ gây hiện tượng nhớt máu, mỡ trong máu cao, lâu dài dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao.
4. Hạn chế ăn muối
Khảo sát dịch tễ cho thấy, lượng natri ăn vào tỷ lệ thuận với khả năng mắc huyết áp cao. Đáng lưu ý, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh hiểm như tim, não và thận.
5. Tăng cường vận động
Tập thể dục không chỉ mang lại cơ thể mạnh khỏe mà còn mang tới một tinh thần tốt, làm chậm quá trình lão hóa. Trong khi đó, ngồi lâu dễ dẫn đến thoái hóa, teo cơ. Vì vậy để già không ốm đau, bạn nên tăng cường vận động ngay từ bây giờ.
6. Thư giãn
Cố gắng vươn lên là chuyện tốt song không nên vì thế mà gồng cứng mọi lúc. Thay vì căng thẳng cao độ, chúng ta nên học cách buông bỏ, hạ thấp cái tôi. Rèn luyện để có tâm hồn bình yên, ấm áp. Ngoài giá trị tinh thần, sự bình yên còn có lợi cho sức khỏe.
7. Bình tĩnh
Muộn phiền, thử thách trong cuộc sống luôn hiện hữu, chúng ta không thể né tránh suốt đời. Thay vì lo lắng, hãy học cách bình tĩnh để giải quyết từng nút thắt. Sự bình tĩnh không chỉ giúp bạn tỉnh táo hóa giải chuyện khó xử mà còn tránh được những cơn tức giận, lo lắng, thậm chí trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
8. Cười nhiều
Nụ cười là sản phẩm chăm sóc da tốt nhất, rẻ tiền nhất góp phần chống lại tuổi già. Nụ cười cũng giúp bạn trở nên thân thiện, dễ chia sẻ hơn với những người xung quanh.
9. Chăm chút sở thích riêng
Người cao tuổi có nhiều thời gian rảnh hơn so với thời trẻ. Thay vì chỉ nằm trên giường, chúng ta nên chăm chút sở thích của mình như thư pháp, hội họa, piano, thái cực quyền,...
Hướng sự quan tâm của mình tới những lĩnh vực này, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, cuộc sống ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng rất tốt cho việc rèn luyện sức khỏe, trí não.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

 (Nguồn video: VTV)

Định Tâm (Theo ABLW)