Vải thiều Thanh Hà, ngoài đặc sản còn là vị thuốc chữa bệnh

Google News

Vải thiều có vị ngọt, là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trong mùa hè. Không chỉ là đặc sản, vải thiều còn là vị thuốc quý trong Đông y.

Theo Healthline, vải thiều có vị ngọt, mỗi quả chứa tới 82% nước và 16,5% carb. Ngoài ra, vải là nguồn phong phú vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và một số khoáng chất như đồng, kali có thể hỗ trợ duy trì huyết áp ổn định...
Vải thiều còn là nguồn cung cấp hợp chất thực vật chống oxy hóa, bao gồm epicatechin và rutin, có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc ung thư, tiểu đường.
Vai thieu Thanh Ha, ngoai dac san con la vi thuoc chua benh
 Ảnh minh họa: HL. 
Đáng chú ý, trong Đông y, quả vải là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh.
Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ cho biết vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Để làm thuốc, vải thiều thường được dùng dạng khô. Tuy nhiên, cần phải dùng với liều lượng phù hợp từng người thì mới đem lại lợi ích. 
Một số công dụng chữa bệnh từ vải:
1. Suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương
- Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
- Vải khô 10 quả: Ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.
2. Đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm)
Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.
3. Sa dạ con
Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.
Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.
Vai thieu Thanh Ha, ngoai dac san con la vi thuoc chua benh-Hinh-2
Ảnh minh họa: IC.  
4. Đậu, sởi không mọc
Cùi vải khô 16g sắc uống.
5. Hôi mồm
Cùi vải khô nhai ngậm.
6. Mụn nhọt sưng tấy
Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.
7. Nấc lâu không khỏi
7 quả vải đốt tồn tính nghiền nát uống với nước nóng (loại trừ nấc hàng tuần trong một số bệnh nan y...).
8. Khô cổ khản họng ở ca sĩ, giáo viên
Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.
9. Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức
Ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.
10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh
Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống.
Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake

Nguồn video: Vui sống mỗi ngày

P.V (Tổng hợp)