“Vạch mặt” những lời khuyên sức khỏe hoang đường

Google News

Ước tính, mỗi ngày có hàng ngàn đợt thông tin về sức khỏe được đăng tải, chia sẻ một cách rộng rãi. Chúng ta không thể kiểm chứng hết độ chính xác của mỗi nguồn tin, và mức độ hiệu quả mà những lời khuyên này mang lại.

Uống 8 ly nước mỗi ngày
Ta thường biết đến lời khuyên mỗi ngày, ngoài các bữa ăn thức uống, nên uống ít nhất 8 ly nước (tương đương 2 lít nước) sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Tuy vậy, bạn cũng có thể chọn giải pháp thay thế với các loại canh súp, nước trái cây, sữa, trà và rau quả, bởi chúng có tính năng giữ nước khá tốt cho cơ thể. Việc uống 8 ly nước mỗi ngày khiến bạn sẽ rất bất tiện, khi phải đi tiểu sau 20 phút một lần. Bên cạnh đó, 8 ly nước mỗi ngày không thể bào mòn sỏi thận được. Đành rằng cơ thể chúng ta rất cần nước, tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không quá “khát nước”, biểu hiện ở màu nước tiểu trong suốt gần như màu nước thì không nên quá cứng nhắc áp dụng lời khuyên trên.
Uống nhiều cà phê sẽ gây hại
“Vach mat” nhung loi khuyen suc khoe hoang duong
Ảnh minh họa. 
Thông tin này chắc hẳn từng làm nhiều tín đồ cà phê hoảng hốt. Trên thực tế, đúng là uống quá nhiều cà phê sẽ không tốt và làm bạn mất ngủ, nhưng 3 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng mất trí đến 25%, 4 cốc cà phê giúp não hoạt động tốt hơn và khỏe mạnh. Mặc dù cafein làm giảm thiểu lượng chất lỏng trong cơ thể, nhưng những ích lợi như ngăn ngừa ung thư, hen suyễn, xơ gan, đái tháo đường… cà phê vẫn được xem là một loại thức uống tốt. Vì vậy, trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế uống cà phê do tình trạng cơ thể, nên duy trì thói quen uống cà phê ít nhất 1 lần/ngày.
Căng thẳng bào mòn cơ thể
Trễ tiền nhà, trễ deadlines, nợ nần… Có ai mà không tin rằng, căng thẳng là chìa khóa có thể gây hại cho bản thân?
“Vach mat” nhung loi khuyen suc khoe hoang duong-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Sự thật là: “Có quá nhiều căng thẳng ở mỗi độ tuổi”, Nancy L. Snyderman, MD, giám đốc y tế, biên tập viên cho NBC News và là tác giả của cuốn “Medical Myths That Can Kill You” chia sẻ. Căng thẳng làm tăng số lượng các gốc tự do, các phân tử đã chết thối tấn công các tế bào khỏe mạnh, và làm gia tăng sự lan tràn các hormone stress trong cơ thể. Nhưng bạn có biết, cho đến nay vẫn không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh một ngày tồi tệ sẽ là nguyên nhân bào mòn cơ thể bạn.
Mắt kém vì đọc nơi ít ánh sáng
Đó là điệp khúc thông thường của các bà mẹ ở khắp mọi nơi – đọc sách trong ánh sáng yếu mờ sẽ làm hỏng thị lực.
Nhưng thực tế, theo nghiên cứu của trường Đại học Y Harvard, việc đọc sách trong điều kiện thiếu sáng sẽ không khiến thị lực bị giảm sút kinh khủng như ta vẫn được nghe mà mắt chỉ nhanh bị mỏi. Nguyên nhân chính khiến ta phải làm bạn với cặp mắt kính là do gen di truyền, khoảng cách đặt mắt quá gần, tiếp xúc nhiều với nguồn ánh sáng xanh. Tuy thế, bạn đừng chủ quan mà vẫn nên đọc sách dưới nguồn ánh sáng đầy đủ.
Nhịn đói chữa bệnh nóng sốt
Có một cuốn từ điển bậc thầy viết rằng, kể từ năm 1500, người ta truyền tai nhau: “Nhịn ăn là một phương thuốc trị liệu tuyệt vời khi bị nóng sốt”.
“Cảm lạnh và nóng sốt thường do một loại virus gây ra và sẽ kéo dài từ bảy đến mười ngày, mặc cho bạn ra sức chạy chữa”, theo Rachel Vreeman – chuyên gia Nghiên cứu sức khỏe trẻ em tại Trường Đại học Y khoa Indiana ở Indianapolis. “Và không có bằng chứng rõ ràng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến bệnh cảm lạnh hay bệnh nóng sốt. Thậm chí nếu bạn cảm thấy không muốn ăn, bạn vẫn phải cần thật nhiều lượng chất lỏng cho cơ thể, do đó, bạn phải đặt ưu tiên những thức ăn dạng lỏng”. Nếu bạn bị sung huyết, chất lỏng sẽ làm cho niêm dịch mỏng hơn và giúp dễ thở đồng thời cải thiện tình hình nghẹt mũi.
Thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đông lạnh
Từ khi chúng ta biết được lợi ích của chất chống oxy hóa thì phương châm “ăn nhiều trái cây và rau quả tươi” được cổ vũ nhiệt liệt. Quan điểm này đã đẩy thực phẩm đông lạnh rơi vào hàng thứ yếu. Tuy nhiên, nên biết rằng thực phẩm đông lạnh vẫn có thể tốt như thực phẩm tươi mới bởi chất dinh dưỡng của chúng đã được “niêm phong” bằng hình thức cấp đông ngay sau khi thu hoạch. Còn đối với các loại thực phẩm tươi, trừ khi chúng được thu hoạch và sử dụng trong cùng một ngày, thì các chất dinh dưỡng có thể bị mất đi dần theo bởi ảnh hưởng nhiệt độ, không khí, và nước.
Trứng làm tăng hàm lượng cholesterol
Trong những năm 1960 và 1970, các nhà khoa học đã cho rằng trứng là thủ phạm gây nên tình trạng làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nhưng gần đây các nghiên cứu mới hơn chỉ ra rằng quan niệm này hoàn toàn trái ngược. Ăn một quả trứng gà mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý chảy máu. Bên cạnh đó, một quả trứng gà chỉ chứa 164mg cholesterol, không vượt ngưỡng khuyến nghị nạp không quá 300 mg cholesterol/ngày của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đối với một người trưởng thành. Với lượng protein, các loại vitamin A và D, trứng còn là thực phẩm phổ biến bởi giá rẻ và dễ chế biến.
Cảm lạnh là do lạnh
Các bà mẹ thường nói như vậy, nhưng thực tế là họ đã sai. Việc bị lạnh không làm tổn thương khả năng miễn dịch, trừ khi nhiệt độ lạnh đến nỗi cơ chế bảo vệ của bạn bị phá hủy. Nguyên nhân chính của bệnh cảm lạnh là do bạn mắc các bệnh truyền nhiễm, hệ hô hấp tổn thương, tiếp xúc với các virus gây cảm lạnh, thiếu ngủ và thiếu chất dinh dưỡng.
Theo Đẹp.com.vn