Uống sữa sai cách sẽ khiến con lùn tịt, chậm lớn

Google News

Uống sữa thay cơm, cho trẻ uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày sẽ khiến trẻ lùn tịt, chậm lớn, còi xương suy dinh dưỡng.

Không cho trẻ uống sữa thay cơm

Theo nghiên cứu, trong 100ml sữa tươi chứa 70-100 kcal. Nếu mỗi ngày trẻ uống từ 800 - 1000ml sữa tươi, sẽ nhận được 600-1000 kcal. Ví dụ, nếu trẻ nặng 12.5kg thì nhu cầu năng lượng sẽ dao động từ 1.000-1.100 kcal mỗi ngày, tuỳ vào mức độ vận động của bé. Thế nhưng, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, chỉ số vận động của trẻ khá thấp. Đồng nghĩa, trẻ sẽ không quan tâm đến chuyện ăn uống trong một ngày hoặc chỉ ăn 1/4-1 chén cháo.

Kết quả, trẻ không chịu ăn cơm, nhiều cha mẹ lập tức tìm biện pháp thay thế là cho trẻ uống sữa thay bữa. Thế nhưng, dù sữa nhiều dinh dưỡng nhưng lại không thể thay thế cơm và thức ăn. Thậm chí, lượng canxi và phốt pho cao trong sữa là yếu tố khiến cơ thể bé khó hấp thu sắt. Hậu quả, trẻ rất dễ bị thiếu máu.

Uong sua sai cach se khien con lun tit, cham lon

Bổ sung sắt cho trẻ thế nào là hợp lý?

Nhu cầu sắt cho trẻ ở từng độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, cụ thể:


- Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày

- Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày

- Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày

- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 8 mg

- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

Phụ nên cung cấp thực phẩm giàu sắt cho trẻ. VỚi trẻ dưới 6 tháng tuổi là ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu nghiền. Đối với trẻ lớn hơn, nên bổ sung thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina. Tích cực bổ sung vitamin C để cải thiện khả năng hấp thụ sắt cho con qua các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Ngoài ra, không nên cho trẻ từ 1 - 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.

Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep