Phần lớn ung thư cổ tử cung do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra. Bộ Y tế cho biết khi nhiễm HPV, nguy cơ ung thư tăng 15 lần, nhưng nguy cơ này tăng lên đến 38,5 lần khi nhiễm ở độ tuổi dưới 25.
Ngoài nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung còn do nhiều yếu tố nguy cơ khác như hành vi tình dục, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá (chủ động hay thụ động) hoặc dùng thuốc tránh thai kéo dài,...
Trong những năm gần đây, ung thư cổ tử cung dần có xu hướng trẻ hóa, ngày càng có nhiều cô gái tuổi còn rất trẻ đã mắc bệnh này.
|
Ảnh minh họa. |
Ung thư cổ tử cung diễn biến xấu đi nhanh chóng, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ di căn sang các cơ quan khác, trường hợp này dù có cắt bỏ tử cung cũng không có cách nào chữa khỏi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một số triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo tiết ra bất thường, đau ở bụng dưới, vùng xương chậu,...
Dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác nên thường bị bỏ qua. Vì vậy, khi bạn cảm thấy những triệu chứng bất thường hoặc trở nên trầm trọng hơn thì nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
Việc phát hiện sớm đồng nghĩa với việc điều trị sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Theo Tiến sĩ Niti Kautish (ở Ấn Độ), tiêm phòng sớm và tái khám định kỳ là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Các bé gái bắt đầu tiêm chủng từ 9 đến 14 tuổi chỉ cần tiêm hai liều cách nhau 6 tháng. Thanh thiếu niên bắt đầu tiêm vắc xin sau 15 tuổi, cần 3 liều vắc xin. Các bạn nữ bị suy giảm miễn dịch cũng cần 3 liều. Lịch trình tiêm cho 3 liều là 0, 2 và 6 tháng.
Ở những phụ nữ có hệ thống miễn dịch bình thường, có thể mất từ 15 đến 20 năm để phát triển ung thư trong trường hợp nhiễm trùng nguy cơ cao kéo dài. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị suy giảm miễn dịch, có thể chỉ mất 5-10 năm.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
An An (T.H)