Ung thư bàng quang của nhạc sĩ 'Về đây nghe em”... triệu chứng, phòng ngừa?

Google News

(Kiến Thức) - Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bị ung thư bàng quang và ung thư phổi. Hiện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn. Theo bác sĩ, các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết.

Năm 2015, nhạc sĩ Trần Quang Lộc được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư bàng quang nhưng ông không có tiền để mổ nên chỉ mua thuốc uống. Hai năm sau, bệnh tình trở nặng, ông phải nhập viện Bình Dân (TP.HCM) mổ 3 lần, đến lần thứ 4 thì cắt hẳn bàng quang. Thời điểm đó, ông đã được chẩn đoán ung thư phổi nên phải chuẩn bị làm ca mổ thứ 5. Vợ chồng nhạc sĩ phải thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở để vay ngân hàng trả tiền điều trị.
Hiện tại, tình trạng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc rất nghiêm trọng vì ung thư di căn lên não, tác động lên dây thần kinh khiến ông sụp mắt trái, không nhìn thấy nữa. Phổi của nhạc sĩ cũng đang trong tình trạng rất xấu, ông khó thở, ho nhiều.
Ung thu bang quang cua nhac si 'Ve day nghe em”... trieu chung, phong ngua?
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và ca sĩ Thu Phương. 
Bác sĩ Đồng Chí Kiên, Khoa Nội 5, bệnh viện K cho biết, ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính phổ biến nhất trong ung thư hệ thống tiết niệu, đứng vị trí thứ 9 trong các loại ung thư trên thế giới. Bệnh thường gặp ở người già với tuổi trung bình 69 ở nam và 71 ở nữ. Ở nam giới tuổi trung niên và người già, ung thư bàng quang là bệnh hay gặp nhất sau ung thư tiền liệt tuyến.
Ung thư bàng quang giai đoạn đầu không có những dấu hiệu rõ ràng, dễ khiến bạn nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Tuy nhiên, những triệu chứng của ung thư bàng quang dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn:
Tiểu lẫn máu: là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu.
Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu)thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%. Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
Ung thu bang quang cua nhac si 'Ve day nghe em”... trieu chung, phong ngua?-Hinh-2
 
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ. Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...
Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu. Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao. Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hoá chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
Các biện pháp phòng ung thư bàng quang
Không hút thuốc lá
Ung thu bang quang cua nhac si 'Ve day nghe em”... trieu chung, phong ngua?-Hinh-3
 
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh ung thư – ung thư bàng quang cũng là một trong số đó. Không hút thuốc lá cũng có đồng nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung được trong bàng quang. Nói không với thuốc lá là phương pháp đầu tiên để phòng bệnh ung thư bàng quang nói riêng và các loại bệnh khác.
Thận trọng với các hóa chất và nguồn nước mới
ếu như bạn là người làm việc với thường xuyên với các hóa chất, thì cần phải thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Ngoài ra nếu như bạn có sử dụng giếng nước mới, nên làm xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng thạch tín trong nước ra sao để khắc phục.
Uống nhiều nước
Ung thu bang quang cua nhac si 'Ve day nghe em”... trieu chung, phong ngua?-Hinh-4
Uống đủ nước giúp giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang 
Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các - tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.
Cải thiện chế độ ăn cho đủ dinh dưỡng
Việc ăn nhiều các loại rau họ cải như: súp lơ xanh, bắp cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở nam. Mặc dù như chúng ta đã biết ăn nhiều rau tươi và hoa quả là việc tốt cho sức khỏe chung của mọt người, nhưng chỉ súp lơ xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng tới việc làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

Mời độc giả xem video "Cô gái 20 tuổi bị ung thư tham gia cuộc thi sắc đẹp". Nguồn: VTV24.

Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một việc quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề của sức khỏe. Ngoài ra nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu hiệu bất thuờng như: thấy máu trong nước tiểu khi đi tiểu tiện nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện ung thư bàng quang sớm và điều trị.
Thảo Nguyên (TH)