Trẹo mắt cá, rạn xương chân ở tuổi ông Biden điều trị sao mau lành?

Google News

(Kiến Thức) - Ông Joe Biden đã bị ngã và trẹo mắt cá chân khi chơi đùa với cún cưng và sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần, bác sĩ riêng của tổng thống Mỹ đắc cử, Kevin O'Connor cho biết.

Theo The Hill, ông Biden (78 tuổi) bị ngã và trẹo mắt cá chân vào ngày 28/11 khi đang chơi cùng Major, một trong hai chú chó cưng giống chăn cừu Đức của ông. Ông Biden đã được bác sĩ kiểm tra vào ngày 29/11.
Treo mat ca, ran xuong chan o tuoi ong Biden dieu tri sao mau lanh?
Ông Biden và chú chó Major. Ảnh: Fox News 
Kevin O’Connor, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình ở Newark, bang Delaware cho biết, ông Biden bị bong gân ở mắt cá chân.
“Ảnh chụp X-quang ban đầu có vẻ khá an tâm vì không có dấu hiệu gãy xương, và ông Biden sẽ được chụp CT bổ sung để có thêm hình ảnh chi tiết hơn”, bác sĩ O’Connor nói.
Người phát ngôn của ông Biden cho biết, đội ngũ chuyển giao đã sắp xếp ông Biden đi chụp X-quang và chụp CT vào chiều 29/11 (giờ Mỹ) để không làm gián đoạn lịch trình của ông vào ngày 30/11.
Theo tuyên bố của chiến dịch tranh cử của ông Biden vào tối 29/11 (giờ Mỹ), ảnh chụp X-quang cho thấy có vết rạn ở chân và ông Biden sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần.
“Chụp X-quang ban đầu không cho thấy dấu hiệu gãy xương, nhưng việc khám lâm sàng sẽ cho hình ảnh chi tiết hơn. Ảnh chụp CT sau đó cho thấy có vết rạn nhỏ ở phần xương giữa bàn chân. Ông Biden có thể sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần”, O’Connor cho biết.
Trẹo mắt cá chân hay còn được gọi là trật mắt cá chân hoặc cuộn mắt cá chân là một chấn thương thường gặp khi xảy ra bong gân trên một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân.
Đây là một tổn thương thường gây ra ra do tai nạn, đặc biệt phổ biến ở các hoạt động thể thao, đi, chạy, nhảy của con người, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng riêng với người tuổi cao thì bong gân để lại nhiều hậu quả xấu, nhất là thể bệnh nặng. Tổn thương dây chằng cấp tính thường sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo hạn chế hoạt động của khớp do đau hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững chắc của khớp. Đau càng nhiều, sưng càng nhiều thì thường có thể dự đoán tổn thương bên trong càng nhiều.
Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm các triệu chứng của trật mắt cá chân.

Mời độc giả theo dõi video "Chàng rể côn đồ đánh chết mẹ vợ, làm vợ trọng thương". Nguồn: THDT.

Cách sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
"Câu thần chú" cho sơ cứu trật mắt cá chân là: R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation.
Rest – Nghỉ ngơi
Cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân này, vì vậy bạn có thể cần nạng để đi lại xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các phần khác của cơ thể không bị ảnh hưởng một cách bình thường.
Ice – Chườm đá tích cực
Dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp hoặc dùng đá cục – bọc quanh bởi lớp khăn, chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15 – 20 phút một lần, 4 – 8 lần một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Nên tránh không chườm đá quá lâu vì khi quá lạnh, lại có thể gây thêm tổn thương mô mềm.
Treo mat ca, ran xuong chan o tuoi ong Biden dieu tri sao mau lanh?-Hinh-2
 
Compression – Quấn băng
Quấn băng thun xung quanh khớp bị đau
Elevation – Nâng chân cao lên
Bất kỳ khi nào có thể, đưa chân bị đau lên cao hơn tim – nếu ngồi thì gác chân lên, nằm ngủ thì đặt chân lên vài cái gối đặt ở cuối giường, điều này sẽ giúp giảm sưng.
Trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn có thể uống thuốc giảm đau khi cần (paracetamil hoặc ibuprofen). Nếu sau 2-3 ngày không thấy đỡ nên đi khám bác sĩ.
Nếu bạn tham gia các môn thể thao thường xuyên và bị trật mắt cá chân, bạn nên đi khám vật lý trị liệu hoặc các nhân viên y tế chuyên về lĩnh vực thể thao để có các bài tập phục hồi sức cơ, và độ vững chắc của khớp, giúp cải thiện hồi phục và giảm nguy cơ cho tổn thương lặp lại trong tương lai.
Các dấu hiệu nên đi khám bác sĩ ngay
Chân bị đau không thể chịu lực: bạn không đứng được hoặc có cảm giác khớp không vững hoặc không sử dụng khớp được nữa, có thể có gãy xương hoặc dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Nếu da vùng khớp bị nề đỏ, đau hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu – dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu khớp bị trật tái đi tái lại.
Thảo Nguyên