Các nhà khoa học trường Đại học Otago, New Zealand, kết luận rằng phát hiện này của họ đã ủng hộ cho giả thuyết rằng vào thời kì đầu của cuộc sống, việc tiếp xúc với các tổ chức vi khuẩn làm giảm nguy cơ phát triển bệnh dị ứng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa của Mỹ đã ghi lại thói quen mút ngón tay cái và cắn móng tay của 1037 trẻ em ở độ tuổi 5, 7, 9 và 11 tuổi. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dõi bằng cách cho những đứa trẻ đó làm xét nghiệm da dị ứng khi chúng ở độ tuổi 13 và 32.
Kết quả là 49% số trẻ 13 tuổi không hay mút ngón tay cái hay cắn móng tay có xét nghiệm dương tính với ít nhất một tác nhân dị ứng, so với 38% trẻ có thói quen này. Mức độ dị ứng giảm đến 31% đối với những trẻ em có cả hai thói quen trên. Kết quả này vẫn giữ nguyên đến khi trẻ trưởng thành 32 tuổi, không tính đến các yếu tố như di truyền từ cha mẹ, từ vật nuôi hay bú sữa mẹ.
Nhà nghiên cứu chính Bob Hancox của nhóm nói: "Điều này cho thấy rằng việc tiếp xúc với các vi khuẩn của đứa trẻ làm giảm nguy cơ phát triển chứng dị ứng".
Tuy nhiên, dù rằng có kết quả thử nghiệm da từ phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu cho hay họ cũng không có bằng chứng để chứng tỏ thói quen trên làm giảm nguy cơ những bệnh dị ứng mãn tính như hen suyễn hay viêm mũi dị ứng: "Chúng tôi không cho rằng trẻ em nên được dạy dỗ để bỏ mất những thói quen này, bởi có lẽ nó thật sự có ích sức cho sức khỏe."
Theo ĐSPL