Video: Cuộc sống riêng tư của các bé 4, 5, 6 tuổi:
Nguồn video: Daily Mail.
|
Việc rung, lắc trẻ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. |
Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken Baby Syndrome – SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma) là dạng nặng của chấn thương đầu và não gây ra khi trẻ bị rung, lắc mạnh.
Dưới đây là những thói quen tưởng như vô tình của cha mẹ khiến trẻ mắc phải hội chứng này:
- Thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột như: trẻ đang năm được bế thốc dậy, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống...
- Đung đưa võng, hoặc nôi để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
- Để con lên chân và chơi trò chơi: "Máy bay cất cánh"...
Các chuyên gia y tế giải thích rằng hộp sọ của trẻ còn khá mềm lại có những khoảng trống để não tiếp tục phát triển nên việc rung lắc có thể khiến não trẻ bị bầm tím, sưng và xuất huyết dẫn đến việc tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí là tử vong.Giáo sư Chae Soo- Ahn – Khoa Nhi Bệnh viện Đại học Chung- Ang, Hàn Quốc nói: "Biểu hiện tổn thương não khi trẻ bị rung lắc không rõ rằng nên khó để bố mẹ phát hiện được. Những trẻ có biểu hiện nhẹ thì sẽ hay cáu gắt hơn bình thường, một số trẻ khác thì bị rối loạn tiêu hóa. Thường trẻ sẽ biếng ăn, ngủ lịm hoặc không chịu chơi đùa. Hoặc nặng hơn trẻ sẽ bị khó thở, cứng cổ, thậm chí là co giật”.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không được rung lắc trẻ trong bất cứ trường hợp nào và nên cho con đi khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Ngoài ra, khi đi ô tô, cha mẹ nên cho con ngồi ở ghế riêng và thắt dây an toàn để tránh va đập khi phanh gấp.
Theo Vntinnhanh