Thực phẩm người mắc ung thư nên ăn và 'cấm động đũa'

Google News

Trong quá trình chữa trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống sao cho phù hợp vào từng thể loại ung thư, giai đoạn ung thư và cả thể trạng của mỗi người.

Hippocrates - ông Tổ ngành y từng viết, “Thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn và thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn”. Ông cha ta cũng nói, "Bệnh tùng khẩu nhập", nghĩa là bệnh tật theo miệng mà vào. Bởi vậy, trong quá trình chữa trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống sao cho phù hợp vào từng thể loại ung thư, giai đoạn ung thư và cả thể trạng của mỗi người.
Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng giúp cơ thể duy trì sức khỏe, nâng cao miễn dịch chống lại bệnh tật.
Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sá sùng, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư.
Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, bị nôn do truyền hóa chất có thể cần nuôi dưỡng qua ống sonde dạ dày hoặc truyền tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.
Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Chọn các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản như: bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh, rau chùm ngây, rau chân vịt, cải bó xôi, cà tím rất tốt cho người bệnh ung thư.
Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Có thể dùng dầu dừa, dầu ô liu… bằng công nghệ ép lạnh (không sử dụng chất bảo quản gây ung thư) trong chế biến thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng và tạo sự bền vững của màng tế bào, chống thất thoát năng lượng.
Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như thịt lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn phải cần tới nhiều enzyme để thủy phân.
Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormon tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư.
Cũng cần chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.
Hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng không rõ nguồn gốc có thể từ các loại thực phẩm biến đổi gen. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Không nên ăn rau hình ống như rau cần, rau muống được trồng trong môi trường sông ngòi nhiễm bẩn, nhiễm các kim loại nặng như chì, asen...
Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang …độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.
Ngoài ra, điều cần lưu ý các loại thực phẩm khác nhau không chỉ ở chủng loại mà còn ở cách trồng trọt, chăm bón, cả quá trình chế biến và bảo quản chúng. Cần giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống.
Hàng chục năm nay các nhà dinh dưỡng đã đưa I ốt vào muối ăn để giúp cơ thể phòng bệnh bướu giáp và chống lại các phóng xạ, nhưng thực tế khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cũng làm cho I ốt bốc hơi, ngoài ra Clour, Flour trong nước cũng đẩy bớt I ốt ra khỏi cơ thể.
Từ những hiểu biết trên & kinh nghiệm chữa trị hàng ngàn người bệnh ung thư có thể cân đối bữa ăn hàng ngày phù hợp nên theo tỷ lệ: - 30% thuộc về các loại hạt. - 30% thức ăn từ các loại củ. - 20 % từ các loại rau, quả. - 10 % từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến… - 10 % còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng chế biến khác như tảo biển, tảo nâu (Fucoidan), phiêu sinh vật biển (Phytoplankton) ….
Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ.

 

 

Theo Tiền Phong