Điều thứ nhất: Nhân phẩm là nhân tố quyết định
Người có nhân phẩm tốt thì chắc chắn sẽ luôn biết cách chung sống hài hòa với mọi người. Họ ''hòa'' nhưng không ''đồng''. Họ sẽ không quá để tâm chuyện toan tính đến việc được mất cá nhân mà lúc nào làm việc vì lợi ích của mọi người.
Họ là kiểu người có thể góp phần tạo ra môi trường làm việc hòa ái, thân mật, nơi đó các thành viên có thể chia sẻ với nhau về cuộc sống riêng tư của mình.
Người có nhân cách cũng rất trung thành với công ty. Họ có thể thông cảm với sự vất vả của lãnh đạo mà lựa lời phân tích hòa giải mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên cấp dưới. Họ cũng có thể suy xét tới lợi ích chung của công ty và đồng nghiệp mà khéo léo gợi ý cho sếp đồng cảm hay khen thưởng cho nhân viên…
Trong khi đó người có tâm địa không tốt thì thường có thể sẵn sàng bán đứng người khác khi động chạm đến lợi ích cá nhân của họ.
Điều thứ hai: Thái độ làm việc có trách nhiệm và sự đồng điệu với sếp cũng như đồng nghiệp
Một số người nghĩ rằng những người có năng lực giỏi, trình độ cao thì sẽ dễ dàng hợp tác hơn. Nhưng thực tế thì không phải như vậy.
Những người hay kiêu ngạo thì sẽ đánh mất nhân cách và sự ủng hộ của đồng nghiệp. Ngoài năng lực làm việc ra, lãnh đạo còn nhìn vào thái độ làm việc, khả năng chung sống hài hòa với đồng nghiệp và đặc biệt là chí hướng của bạn trong tương lai.
Điều này thể hiện sự gắn kết lâu dài và lòng trung thành của bạn với công ty. Những ứng viên như vậy mới xứng đáng được công ty đào tạo và giữ chân.
Điều thứ ba: Năng lực chỉ là nền tảng cho sự phát triển sau này mà thôi
Khi đánh giá và quyết định hợp tác với một người thì các vị lãnh đạo thường chỉ nhìn vào năng lực của họ. Bởi lẽ năng lực chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển sau này mà thôi.
Một tấm bằng danh tiếng, một bảng điểm cao là lợi thế của các ứng cử viên. Nhưng khi hòa nhập vào một công ty mới sẽ được rèn luyện một thời gian. Nên trong thời gian thử việc ấy, sếp không chỉ quan sát năng lực cá nhân của bạn mà còn để mắt tới rất nhiều kỹ năng mềm khác và nhân cách của bạn.
Theo Khoevadep