Tên khác người và những chuyện bi hài cười ra nước mắt

Google News

Sở hữu cái tên lạ lùng nghe rất mỹ miều Vương Bạch Tuyết nhưng cô gái trẻ ở Thái Bình luôn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi ai đó gọi tên mình.

"Mai phạt sáu ngìn rưỡi"
Theo lời ông Mai Xuân Cán (trú xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) sinh con đến 3 năm sau đó mới lên UBND xã Đại Cường để làm giấy khai sinh cho con trai thì bị cán bộ xã nhắc nhở về việc sinh con vượt kế hoạch. Đồng thời, lúc đó ông Cán là cán bộ thôn nên UBND xã yêu cầu ông phải gương mẫu và chịu sự khiển trách để làm gương cho người khác bằng nộp phạt. Số tiền phạt là sáu ngàn rưỡi. Họ bắt ông phải mang số tiền đó tới nộp mới làm giấy khai sinh cho cháu.
Số tiền phạt sáu ngàn rưỡi hồi đó cũng không phải là nhỏ. Gia đình phải đi vay mượn khắp nơi mới có được. Thế nên ông mới nói với vợ mình sẽ làm khai sinh cho con với cái tên lạ lùng “Mai Phạt Sáu Nghìn Rưỡi” cho bõ tức.
Ten khac nguoi va nhung chuyen bi hai cuoi ra nuoc mat
 
Khi đứa con với cái tên lạ lùng là Mai Phạt Sáu Nghìn Rưỡi lên cấp 2, cái tên “đặc biệt” của cậu bị không ít bạn bè đem ra chọc ghẹo, chế giễu. Cảm thấy xấu hổ nên nhiều lúc cậu bé có ý định nghỉ học nhưng được gia đình khuyên bảo và ông Cán phải lên trường nhờ các thầy cô giáo nhắc nhở học sinh đừng chọc ghẹo con trai nữa, thế nên Sáu Nghìn Rưỡi mới chịu bỏ qua những mặc cảm để tiếp tục đến trường. Về sau, nhiều người cảm thấy thông cảm với cậu nên gọi cậu bé với cái tên nhẹ nhàng hơn như cậu “Sáu” hay “Sáu Rưỡi”.
Học hết cấp 3, nhận thấy sau này Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi sẽ gặp nhiều phiền toái với cái tên này khi ra khỏi địa phương nên người chị gái quyết định đổi tên cho em mình. Ngày 1/9/2005, khi Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi được 18 tuổi, căn cứ trên đơn yêu cầu và từ thực tế cuộc sống của người có tên lạ “Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi”, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quyết định đổi tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi thành Mai Hoàng Long theo đề nghị của chủ nhân cái tên này.
Bi hài rắc rồi với những cái tên
Anh Mai Trọng A, 33 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội, không bao giờ biết đến vị trí thứ hai trong sổ điểm hay các phòng thi do cái tên độc được cụ đặt cho. Anh kể bản thân cũng không nhớ chính xác ý nghĩa cái tên của mình, chỉ nhớ mang máng cụ nói cái tên của anh là kết hợp cả tiếng Pháp và tiếng Trung, có nghĩa may mắn và thành đạt. Anh chia sẻ, suốt thời đi học, anh găp không ít chuyện dở khóc dở cười vì cái tên luôn đứng đầu trong mọi sổ điểm.
"Đi thi lúc nào cũng ngồi bàn đầu, khó mà quay ngang quay ngửa. Cô giáo chủ nhiệm nói tên tôi luôn đứng đầu, mà điểm thì luôn ở top cuối", anh A kể lại.
Ten khac nguoi va nhung chuyen bi hai cuoi ra nuoc mat-Hinh-2
Anh A từng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì cái tên khác biệt của mình. 
Ngày ra mắt bố mẹ vợ, anh nói anh tên A mà các cụ tưởng anh vui tính nói đùa. Đến khi anh giơ chứng minh thư ra mọi người mới tin. "Tôi vẫn nói với bạn bè là nhiều lúc muốn tên là B để thử cảm giác người đứng thứ hai xem thế nào, chứ lúc nào cũng đứng đầu thấy ngại", ông bố hai con hài hước chia sẻ.
Cũng vì cái tên ít người có mà anh Nguyễn Đức Kông (ở Ninh Bình) luôn bị mọi người tưởng viết sai chính tả. Hóa ra khi đặt tên cho cháu, ông của anh cố tình đặt là Kông, vì muốn cháu sau này khỏe mạnh, vạm vỡ như king kông.
Em trai của anh Kông cũng sở hữu cái tên khá lạ là Nguyễn Bảo Kiếm. Còn cô em út có cái tên "nghìn người có một", ghép từ tên của hai anh trai là Nguyễn Kông Kiếm Trác.
Anh Thanh Tú (Điện Biên) cũng từng rất ghét cái tên "đậm con gái" của mình vì không ai nghĩ anh là nam khi nghe thấy tên này. Thẻ bảo hiểm của anh bị ghi sai giới tính, một số giấy tờ khác của anh cũng từng bị ghi nhầm. Anh tiết lộ cái tên nữ tính này là do mẹ đặt, vì mẹ anh rất thích hoa thanh tú, loài hoa có màu xanh lam biếc.
Mới vào làm quản lý sinh viên tại một trường đại học, anh Trung lần đầu biết đến những cái tên rất lạ như Sùng A Chớ, Vừng A Vàng, Sình A Dai... Anh đặc biệt nhớ tên Phạm Thị Trâm, giới tính nam.
"Khi phân phòng ký túc xá, lúc nhìn thấy cái tên này, các em sinh viên nam trong phòng nghĩ quản lý phân nhầm vì cứ đinh ninh Trâm là con gái. Khi làm giấy tờ, tôi và một số đồng nghiệp khác phải cẩn thận ghi đậm trường hợp này để tránh nhầm lẫn", anh Trung nói.
Chị Hà Thị Hài, dân tộc Mường, ở Hòa Bình, từng nằng nặc đòi bố mẹ đổi tên khi suốt ngày bị bạn bè trêu là "thi hài". Dù nhiều lần khóc lóc nhưng bố mẹ chị không đồng ý vì "đi đổi lại giấy khai sinh lâu và rườm rà nhiều thủ tục". Sau này, khi mọi người hỏi tên là gì, chị nói tên Lài, chệch đi để khỏi bị trêu. Đồng nghiệp hiện tại của chị tại nhà máy may không nhiều người biết tên thật của chị, trừ người quản lý.
Sở hữu cái tên nghe rất mỹ miều Vương Bạch Tuyết nhưng cô gái trẻ ở Thái Bình luôn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi ai đó gọi tên mình. Bởi lẽ khi nghe tên cô, mọi người thường nghĩ tới một nàng công chúa trắng trẻo, xinh xắn, còn cô lại có làn da đen sạm và thân hình khá thô kệch. Cô vẫn còn nhớ như in ánh mắt thất vọng của mọi người, rồi những cái bụm tay cười rúc rích khi cô giáo đọc tên mình.
Làm việc tại một công ty chuyển phát nhanh, mỗi ngày chị Kim Ngân phải gửi hàng chục đơn hàng cho khách, trong đó có những cái tên khiến chị đặc biệt nhớ như Lý A Lẩu, Lò Vi Sóng, Sầm Nghi Sướng, Đồng Nghĩa Trang, Quách Tỉnh...
Theo Hoàng Anh/Phununews