Tay tê, chân chuột rút, cơ quan nội tạng này đang "kêu cứu"

Google News

Khi các cơ quan nội tạng của chúng ta có quá nhiều độc tố, cơ thể sẽ gửi cho chúng ta một tín hiệu cảnh báo, cần phải chú ý, đừng chủ quan.

Không biết bạn có cảm giác này không, cánh tay thường xuyên cảm thấy đau và tê, bắp chân dễ bị chuột rút khi bạn ngủ vào ban đêm. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Trên thực tế, đó là do các cơ quan nội tạng của chúng ta có quá nhiều độc tố, cơ thể sẽ gửi cho chúng ta một tín hiệu cảnh báo. Một cơ thể khỏe mạnh không thể tách rời việc thải độc thường xuyên. Vậy bạn có biết độc tố đang ẩn náu ở đâu trong cơ thể không?
Khi thận có vấn đề: Giọng nói sẽ không phát ra được và bị khàn.
Khi có vấn đề về tim: Cánh tay trái sẽ bị đau, tê, nhức, dễ bị lở lưỡi, mất ngủ, hồi hộp.
Khi có vấn đề với lá lách và dạ dày: Đau nửa đầu, đốm trên mặt, tích tụ mỡ.
Khi có vấn đề về gan: Bắp chân có xu hướng chuột rút vào ban đêm khi ngủ, bề mặt móng có những đường gờ nổi lên hoặc lõm xuống.
Các vấn đề về phổi: Dễ gây táo bón, đa cảm, dễ buồn phiền.
Nếu cơ quan nội tạng có vấn đề, cần phải giải độc một cách có mục tiêu, nếu không, chất độc tích tụ sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.
Tay te, chan chuot rut, co quan noi tang nay dang
 Tay tê, chân chuột rút, các cơ quan nội tạng này đang kêu cứu. - Ảnh minh họa.
Ăn gì giải độc thận?
Theo chuyên gia y học cổ truyền, ăn củ từ thường xuyên có thể tăng cường chức năng giải độc của thận. Bí đao cũng là loại có nhiều nước, sau khi vào cơ thể con người sẽ kích thích thận tăng tiết nước tiểu và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Khoảng thời gian thích hợp nhất để thận thải độc là từ 5 đến 7 giờ sáng, qua một đêm, các chất độc tập trung ở thận vào buổi sáng, vì vậy tốt nhất bạn nên uống một cốc nước trắng vào buổi sáng để giúp thận xả độc.
Ăn gì giải độc tim?
Khuyến cáo đầu tiên là lõi hạt sen, có vị đắng, tính bình can hỏa, tuy có tính lạnh nhưng sẽ không làm tổn hại đến dương khí của cơ thể nên luôn được coi là thực phẩm thanh nhiệt giải độc tốt nhất.
Bạn có thể dùng lõi hạt sen để nấu chè, có thể cho thêm lá tre hoặc cam thảo sống để tăng cường tác dụng giải độc của lõi hạt sen.
Thời điểm tốt nhất để giải độc tim là từ 11 đến 13 giờ trưa, là thời điểm tim hoạt động mạnh nhất, bạn có thể ăn các loại thực phẩm bảo vệ tim mạch, giúp giải độc như các loại hạt, đậu nành, hạt mè đen, củ kiệu, hạt sen, v.v.
Ăn gì giải độc lá lách?
Ô mai, giấm vốn là những thực phẩm có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp để chất độc trong thức ăn được đào thải ra ngoài trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, một số đồ chua còn có tác dụng bổ tỳ vị, có thể đóng vai trò chất tiêu độc rất tốt.
Thời gian tốt nhất để giải độc lá lách là sau bữa ăn, đây là thời điểm dễ sản sinh độc tố nhất, thức ăn nếu không kịp tiêu hóa hoặc hấp thụ thì chất độc sẽ tích tụ rất nhiều. Ngoài việc đi dạo sau bữa ăn, bạn cũng có thể ăn hoa quả sau bữa ăn 1 tiếng để giúp bổ tỳ vị, giải độc.
Ăn gì giải độc gan?
Ngoài việc giải độc, khả năng chống lại độc tố của gan cũng cần được cải thiện. Quả sói rừng có tác dụng bảo vệ gan tốt và có thể cải thiện khả năng chịu đựng của gan đối với các chất độc. Tốt nhất nên nhai khi ăn, một nắm nhỏ mỗi ngày.
Thời gian tốt nhất để giải độc gan là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng, gan hoạt động để đào thải chất độc, nên đưa cơ thể vào trạng thái ngủ để gan hoàn thành quá trình chuyển hóa các chất cặn bã.
Giải độc phổi thế nào?
Phổi quản lý da, vì vậy việc đổ mồ hôi sẽ loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Hãy tắm nước nóng, cho một ít gừng và tinh dầu bạc hà vào nước trước khi tắm để quá trình bài tiết mồ hôi diễn ra thuận lợi hơn và thải các độc tố sâu trong cơ thể ra ngoài.
Thời điểm tốt nhất để giải độc phổi là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng, đây là thời gian hoạt động mạnh nhất của phổi, lúc này nên giải độc qua vận động là tốt nhất. Tập thể dục khi phổi hoạt động mạnh nhất có thể tăng cường chức năng của phổi để tống chất độc ra ngoài.

Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo SH)