Sau nhổ răng khôn, thanh niên 18 tuổi ung thư đầy mồm gây sốc

Google News

Viêm đau sau khi nhổ răng khôn nhưng không khám lại, chàng trai bàng hoàng khi biết mình bị ung thư miệng.

Mới đây, bác sĩ Hạ Nghị Nhiên - Chủ nhiệm khoa phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Đài Bắc đã chia sẻ về một trường hợp nhổ răng khôn rồi bị ung thư miệng, gây xôn xao dư luận.
Theo bác sĩ Hạ, bệnh nhân là một nam sinh 18 tuổi. Cách đây vài tháng, nam sinh đau nhức hàm dưới bên phải. Chụp X-quang phát hiện răng khôn bên phải hàm dưới không mọc bình thường được và bị viêm, buộc phải nhổ.
Thế nhưng, sau khi nhổ răng khôn, tình trạng đau nhức vẫn kéo dài. Đến hiện tại, khi đi khám lại, nam sinh hốt hoảng khi được biết, vì kéo dài thời gian chữa trị, mô viêm đã chuyển thành ung thư miệng.
Sau nho rang khon, thanh nien 18 tuoi ung thu day mom gay soc
Ảnh minh họa. 
Đáng nói, tế bào ung thư đã bao phủ toàn bộ xương hàm dưới bên phải, rất nguy cấp. Do bệnh nhân tuổi còn trẻ, việc trực tiếp phẫu thuật sẽ để lại sẹo rất lớn nên phải dùng phương pháp phẫu thuật đặc biệt, phức tạp hơn.
Qua trường hợp này, bác sĩ Hạ cho biết thêm, hơn 90% răng khôn cần phải nhổ. Do răng khôn mọc ở phía sau và là chiếc răng mọc cuối cùng nên có xu hướng nghiêng về phía trước và không thể mọc bình thường do không đủ chỗ.
Đặc biệt, những chiếc răng khôn mọc lệch này không có chức năng gì đáng kể và không dễ vệ sinh. Do vị trí của chúng dễ gây sâu răng, viêm nướu, nha chu, viêm mô tế bào và các vấn đề khác, thậm chí gây hại cho sức khỏe của các răng xung quanh cao tới 81%.
Thậm chí, dù răng khôn không mọc lệch nhưng nếu không có răng khớp cắn tương ứng thì có thể ảnh hưởng hoặc làm xước nhiều lần niêm mạc miệng xung quanh, về lâu dài sẽ gây ung thư. Để tránh những trường hợp này, nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh những vấn đề về sau.
Độ tuổi tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 16 - 25 tuổi, vì răng khôn lúc này chưa nhú, chân răng chưa trưởng thành, xương ổ răng còn tương đối mềm nên dễ nhổ hơn. Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi sưng đau sau khi nhổ răng, nên uống thuốc giảm đau kháng viêm đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, do một số răng khôn nằm quá gần dây thần kinh nên quá trình nhổ bỏ chắc chắn sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây liệt mặt, tuy nhiên, sẽ phục hồi trong khoảng 1 đến 3 năm.
Nhìn chung, sau khi nhổ răng khôn, cần quan sát liên tục. Nếu cảm giác khó chịu kéo dài hơn 2 tuần và không thuyên giảm, hoặc thậm chí xấu đi, cần phải đến bệnh viện ngay để chẩn đoán và điều trị thêm.

Mời độc giả xem thêm video: 3 phút để hiểu về răng khôn - Khôn hay dại? (Nguồn video: Vinmec)

Kiều Dụ (Theo ET)