Số mắc COVID-19 của 5 tỉnh, thành cao nhất là bao nhiêu?
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, ngày 1/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 72.556 ca mắc COVID-19 mới, giảm 8.272 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (có 51.351 ca trong cộng đồng). Đây là số mắc thấp nhất trong hơn 1 tháng qua, tính từ ngày 26/2/2022.
Ngoài Hà Nội có 28 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc trên 1.000 ca/ ngày; trong khi trước đó vài tuần số tỉnh, thành có ca mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên thường dao động ở mức ngoài 40 tỉnh, thành.
Theo đó, đã vài tuần, số ca mắc mới trung bình trong nước của 7 ngày qua mới có con số 86.561 ca/ngày;
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.650.663 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 97.615 ca nhiễm).
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao và chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc ở nước ta giảm sâu
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.642.929 ca, trong đó có 7.603.659 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.782.516), TP. Hồ Chí Minh (595.310), Nghệ An (395.097), Bình Dương (377.548), Hải Dương (345.273).
Vì sao tỷ lệ tử vong/mắc COVID-19 ở nước ta giảm sâu?
Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta được điều trị khỏi đã là 7.606.476 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị giảm dần bằng khoảng cách đây 1 tháng, còn 2.541 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.704 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 213 ca; Thở máy không xâm lấn: 59 ca; Thở máy xâm lấn: 209 ca; ECMO: 0 ca
Số bệnh nhân tử vong cũng giảm nhiều, ngày 1/4 còn 33 ca, thấp nhất trong gần 2 tháng qua.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 47 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 cao chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng nặng hơn. Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Đã cấp 1.000 hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ điều kiện
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết dự kiến hôm nay- ngày 2/4 sẽ Bệnh viện E bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 và có thông tin trên hệ thống đầy đủ.
Trước đó, đến cuối tháng 3/2022 đã có 1.000 người tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai và có nhu cầu hộ chiếu vaccine để đi công tác, du lịch... đã được cấp hộ chiếu.
Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vaccine, theo Bộ Y tế qua thí điểm ban đầu cho thấy trình tự cấp theo quy định Bộ Y tế ban hành tháng 12/2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.
Dự kiến đầu tuần tới Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho 63/63 tỉnh thành và sẽ bắt đầu chính thức cấp hộ chiếu vaccine rộng rãi ngay sau đó.
Theo ông Nguyễn Bá Hùng- Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử.
Trên chứng nhận này bao gồm 11 thông tin, đầy đủ các thông tin của người tiêm chủng gồm... Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận
Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài.
Đã cấp 1.000 hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ điều kiện
35 tân bác sĩ đầu tiên hoàn thành khóa đào tạo bác sĩ thực hành 18 tháng sau tốt nghiệp
Ngày 1/4, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ Bế giảng và tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ thực hành 18 tháng sau tốt nghiệp khóa I thuộc 4 chuyên ngành Nội, Ngoại, Sản, Nhi.
Đây là khoá đào tạo đầu tiên dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến, 35 học viên đã làm chủ được kiến thức, kỹ năng trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý cũng như thực hiện các quy trình, thủ thuật, kỹ thuật…
Trong quá trình đào tạo, các học viên còn được tham dự miễn phí các khóa đào tạo liên tục theo chương trình và được cấp chứng chỉ.
Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi, là lợi thế để các em đăng ký xin cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, những học viên xuất sắc cũng được xem xét tuyển dụng làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai khi bệnh viện có nhu cầu.
Đào tạo thực hành sau tốt nghiệp là một loại hình đào mới tại Bệnh viện Bạch Mai được triển khai từ năm 2020 trên cơ sở Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, Nghị định 109/2016/NĐ-CP và các văn bản pháp lý khác.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 489,5 triệu ca, trong đó trên 6,16 triệu ca tử vong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (280.187 ca), Đức (231.910 ca) và Pháp (148.629 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (360 ca), Nga (342 ca) và Đức (297 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,9 triệu ca mắc và trên 660.000 ca tử vong.
Theo Thái Bình/Sức khỏe đời sống