1. Dầu ăn nấu đi nấu lại
Nhiều người tiết kiệm, dùng dầu ăn thừa để nấu lại đồ ăn ở nhiệt độ cao. Hành động này cực kỳ có hại. Do dầu được đun ở nhiệt độ cao sinh ra axit béo chuyển hóa và các sản phẩm oxy hóa dầu độc hại. Nếu bạn tiếp tục nấu ăn với loại dầu này ở nhiệt độ cao, các chất gây ung thư sẽ tăng lên đáng kể. Nên sử dụng dầu ăn một lần.
|
Ảnh minh họa: ABLW. |
2. Cho thực phẩm vào chảo khi dầu đang bốc khói
Khi dầu bốc khói, nhiệt độ thường lên tới trên 200 độ C. Nếu cho rau củ vào chảo lúc này, chất gây ung thư sinh ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Thói quen nấu ăn này không chỉ phá hủy các chất dinh dưỡng của rau mà còn phá hủy các vitamin tan trong chất béo có trong chúng.
Các axit béo thiết yếu trong cơ thể con người cũng bị hủy hoại do quá trình oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Nhiệt độ dầu nên được kiểm soát ở khoảng 150 độ C đến 180 độ C.
3. Không rửa chảo sau khi nấu, tiếp tục chiên rán
Nhiều người thường chiên món tiếp theo sau khi nấu món đầu tiên. Tuy nhiên, dầu mỡ và cặn thức ăn bám trên bề mặt chảo tưởng sạch sẽ, khi đun lại ở nhiệt độ cao có thể sinh ra chất gây ung thư như benzopyrene.
Do vậy, bạn nên vệ sinh chảo cẩn thận trước khi nấu món tiếp theo, giúp hạn chế việc tạo ra các chất có hại, đồng thời ngăn gia vị và cặn từ lần nấu cuối cùng ảnh hưởng đến hương vị của món tiếp theo.
4. Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu
Một lượng lớn chất độc hại sẽ được tạo ra trong quá trình nấu ăn và máy hút mùi đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ khí thải. Một số người thường tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu, song hành vi này là không nên. Sau khi nấu ăn vẫn còn khí thải trong bếp, bạn nên để máy hút mùi tiếp tục chạy trong 3 đến 5 phút để đảm bảo khí độc hại được thải ra hoàn toàn.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
An An (Theo ABLW)