Nói về ung thư, theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc bệnh viện K Hà Nội, hiện nay có rất nhiều loại bệnh ung thư, mà mỗi loại có một nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Phần lớn tác nhân gây bệnh xuất phát từ môi trường và lối sống không hợp vệ sinh.
Những triệu chứng ung thư thường gặp cũng tùy thuộc vào từng loại ung thư, ví dụ như phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm, khả năng di căn của khối u. Tuy nhiên có thể chia làm 3 nhóm chính:
-Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường chèn áp vào mô xung quanh có thể dẫn đến triệu chứng vàng da.
-Triệu chứng di căn: ho ra máu, hạch bạch huyết lớn lên, đau xương và các triệu chứng thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp những cơn đau khi ung thư ở giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đau không phải là triệu chứng thường gặp đầu tiên.
-Triệu chứng toàn thân: chán ăn, sụt cân, đổ mồ hôi trộm,... Đó là những triệu chứng thường gặp bởi nguyên nhân ung thư đang phát triển.
Ung thư có thời gian ủ bệnh khá dài, thông thường là khoản từ 10 năm. Trong giai đoạn này hầu hết người bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Do đó, để ngăn chặn được căn bệnh hiểm ác này, ngay từ bây giờ hãy tạo lập cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh và khám bệnh định kỳ đầy đủ.
Trước tình trạng đó, để hạn chế đà phát triển của bệnh ung thư, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã ban hành một kế hoạch chống ung thư cấp một trong 10 năm tới, được gọi là "Kế hoạch tổng thể 2030 về Phòng chống ung thư và Giảm tử vong", trong đó liệt kê 10 việc cần thiết cần phải làm:
|
Ảnh minh họa |
1. Từ bỏ hút thuốc
Kiểm soát thuốc lá là "ưu tiên hàng đầu" để phòng chống ung thư. Kể từ năm 1991, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ đã giảm 26%, hơn một nửa trong số đó là do sự giảm hút thuốc lá.
Khuyến nghị: Bỏ thuốc lá có lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Hút thuốc có thể rút ngắn tuổi thọ hơn mười năm. Nếu bạn bỏ thuốc trước 40 tuổi, bạn có thể lấy lại được 9 năm tuổi thọ.
2. Hạn chế rượu bia
Năm 1987, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) lần đầu tiên phân loại rượu là chất gây ung thư. Uống rượu bia quá mức có thể gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể, có liên quan đến ít nhất 7 bệnh ung thư.
3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và xúc xích đều được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào nhóm chất gây ung thư đầu tiên. Ăn thịt chế biến sẵn làm tăng 18% nguy cơ ung thư đại trực tràng. Những loại thực phẩm nên ăn nhiều mỗi ngày bao gồm: Trái cây, rau, ngũ cốc, protein và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra hãy chú ý đến việc hấp thụ chất béo, natri và đường, tránh được tình trạng béo thì càng tốt.
4.Tập thể dục
Các hướng dẫn tập thể dục của Mỹ khuyến nghị rằng người lớn nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 150 phút (như đi bộ nhanh) mỗi tuần; hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao (như chạy bộ); hoặc kết hợp cả hai hình thức tập với thời lượng bằng nhau. Tập thể dục không chỉ giúp giảm cân, giữ dáng mà còn ngăn ngừa ung thư.
5.Tránh xa mầm bệnh
Một số bệnh nhiễm trùng do virus (như HPV, HIV và vi rút viêm gan B) làm tăng nguy cơ ung thư. Hiện tại, có nhiều mầm bệnh đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xác định là gây ung thư, bao gồm:
- 1 vi khuẩn: Helicobacter pylori;
- 5 virus: Virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus u nhú ở người (HPV), virus Epstein-Barr, virus gây suy giảm miễn dịch ở người...
- 3 loại ký sinh trùng: Sán lá gan, Clonorchis sinensis (sán lá gan nhỏ), Schistosoma haematobium.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng thường gặp trong cuộc sống nói chung, khuyến cáo:
- Cần tiêm phòng vắc-xin HPV, vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa ung thư cổ tử cung...
- Phụ nữ đã quan hệ tình dục nên khám sàng lọc mỗi năm một lần;
- Để phòng ngừa ung thư dạ dày nên rửa tay trước khi ăn;
- Phòng ngừa ung thư gan: Tiêm vắc xin viêm gan B và viêm gan C...
- Tiêm vắc xin EB phòng bệnh ung thư vòm họng, chú ý tránh lây truyền miệng và lây qua đường hắt hơi.
6. Kiểm soát cân nặng
Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, các bệnh về xương khớp mà còn tăng nguy cơ ung thư. Có hơn 20 loại ung thư khác nhau liên quan đến béo phì, trong đó đáng chú ý nhất là ung thư trực tràng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư biểu mô tuyến thực quản.
7. Tầm soát ung thư
Đối với hầu hết các bệnh ung thư, khả năng sống sót sẽ cao hơn nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Các tầm soát ung thư sau đây cần được thực hiện thường xuyên: Tầm soát ung thư vú, tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư đại trực tràng, tầm soát virus viêm gan C, tầm soát HIV, tầm soát ung thư phổi...
8. Chống nắng để giảm nguy cơ ung thư da
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư da. Hầu như 86% trường hợp ung thư da u hắc tố và 90% ung thư da không hắc tố có liên quan đến bức xạ tia cực tím mặt trời.
Khuyến cáo: Tránh ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa, sử dụng kem chống nắng phù hợp, đội mũ rộng vành và đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng.
9. Giảm bức xạ y tế không cần thiết
Tất cả các bức xạ ion hóa đều là chất gây ung thư. Dữ liệu năm 2006 cho thấy 48% bức xạ ion hóa đến từ thiết bị y tế, bao gồm cả việc tiếp xúc trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
10. Giảm tiếp xúc với chất gây ô nhiễm trong nhà
Theo ước tính của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, 3% đến 4% trường hợp tử vong do ung thư phổi ở Hoa Kỳ có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với khí radon trong nhà.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên cải tạo nhà mới trước khi chuyển đến, nên nhờ cơ quan kiểm tra chuyên môn tiến hành kiểm tra môi trường trong nhà. Tốt nhất nên để nhà thông gió khoảng 6 tháng trước khi chuyển đến. Thông gió nhiều hơn trong nhà có thể làm giảm nồng độ khí radon và formaldehyde trong nhà.
Theo Giadinh.net