1. Chế phẩm từ đậu nành
Chất Isoflavones trong các sản phẩm từ đậu nành có hiệu quả lớn trong việc ngăn ngừa ung thư đặc biệt là: ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên,nếu bạn mắc những bệnh liên quan đến dạ dày nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm đậu nành, vì chất xơ trong các thực phẩm từ đậu có thể gây tổn hại nhất định đến niêm mạc dạ dày.
2. Cà rốt
Các vitamin trong cà rốt có hiệu quả có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của da, lưu thông máu của cơ thể. Nếu tích cực ăn cà rốt trong thời gian dài, sẽ giúp làn da mềm mại, hồng hào hơn.
Không chỉ có vậy, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn cà rốt có thể ngăn ngừa được nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết. Sở dĩ có điều này là do cà rốt có chứa nhiều chất chống hóa như poly-axetylen, falcarinol có khả năng tiêu diệt các tế bào tiền ung thư trong các khối u.
Ngoài ra, cà rốt có chứa beta-carotene, một chất chống oxy hóa và được sử dụng để tạo ra vitamin A trong cơ thể con người. Chế độ ăn uống giàu các chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi tổn hại.
3. Trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh polyphenol trong lá trà xanh có tác dụng khử các gốc tự do, loại bỏ hiệu quả các gốc tự do chống oxy hóa cho cơ thể. Nếu uống trà xanh thường xuyên bạn có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư gan.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên bạn nên cân nhắc liều lượng trà dùng mỗi ngày vì nước trà quá đặc sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngoài ra còn gây tổn thương ở mức độ khác nhau cho thận và gan.
4. Các thực phẩm nấm
Một số nghiên cứu cho thấy đại đa số các loại nấm đều có tác dụng chống ung thư rất tốt, ví dụ như mộc nhĩ đen. Mộc nhĩ đen có chứa các thành phần như: lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic… có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ và huyết khối ở động mạch.
Làm gì để phòng tránh ung thư?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít vận động thể lực là nguyên nhân gây ra 21-25% trường hợp ung thư vú và ung thư ruột. Vì vậy để giảm các nguy cơ gây ung thư trước hết cần có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Vận động thể lực để có một sức khỏe tốt, hạn chế được bệnh tật.
Đối với bệnh ung thư, nhiều nghiên cứu khẳng định vận động thể lực là yếu tố quan trọng góp phần phòng chống các bệnh ung thư. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khoảng 40% nguyên nhân gây ung thư là do các thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, uống rượu và chế độ ăn.
Về chế độ ăn hàng ngày, nên ăn nhiều rau quả tươi, giảm ăn thịt, giảm ăn các thức ăn xào, rán. Nên ăn cơm, bánh mì và các loại ngũ cốc khác được chế biến từ các loại hạt hoặc gạo xay xát không kỹ.
Một số chất trong thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư: các hợp chất alkyl có ở hành, tỏi có tác dụng ức chế sự hình thành các khối u, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.