Tỏi
Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc.
Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
Trà xanh là đồ uống rất gần gũi với chúng ta, rất giàu epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là một hợp chất thực vật độc đáo có đặc tính chống viêm và chống virus. Trà xanh được biết là có khả năng chống lại HIV, virus Herpes simplex và virus viêm gan B rất hiệu nghiệm.Ảnh minh họa: Internet
Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô, là loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Người Nhật gọi là nấm Shiitake, có nguồn gốc từ tên gọi loại cây gỗ dùng để cấy nấm. Loại nấm này có tác dụng
tăng cường hệ thống miễn dịch vì nó chứa một lượng lớn beta-glucans, được tìm thấy trong thành tế bào của vi khuẩn, nấm, nấm men và tảo.
Bổ sung beta-glucan thường được sử dụng để điều trị tăng lipid máu, tăng huyết áp và lở loét. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng beta-glucan cũng có tác dụng chống virus kháng các loại cúm và viêm gan.
Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Ảnh
Giá đỗ
Nhiều loại rau mầm như giá đỗ xanh và mầm bông cải xanh cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu. Giá đỗ đậu xanh có
đặc tính chống virus và kháng khuẩn rất cao. Trong khi đó, mầm bông cải xanh đã được chứng minh là tăng cường phản ứng bảo vệ vật chủ chống virus nhờ hoạt động của một hợp chất gọi là sulforaphane.
Trái cây có múi
Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi... chứa lượng vitamin C rất cao. Vitamin này rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể như chuyển hóa, phát triển xương và sửa chữa tế bào. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật và nhiễm virus. Ngoài nhóm quả trên, nhiều loại rau lá xanh chứa vitamin C như ớt, húng tây, rau mùi tây, rau bina, cải xoăn và bông cải xanh cũng có tác dụng tốt.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng beta-glucan có trong nấm hương có tác dụng chống virus kháng các loại cúm và viêm gan. Ảnh minh họa: Internet
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu. Ảnh minh họa: Internet
Gừng
Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo. Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua
Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
Trà xanh
Trà xanh là đồ uống rất gần gũi với chúng ta, rất giàu epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là một hợp chất thực vật độc đáo có đặc tính chống viêm và chống virus. Trà xanh được biết là có khả năng chống lại HIV, virus Herpes simplex và virus viêm gan B rất hiệu nghiệm.
Rau kinh giới
Rau kinh giới chứa hai hợp chất mạnh, carvacrol và thymol, có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ.
Theo Hòa Thuận/Tiền Phong