Những rau củ ở vùng quê rẻ bèo nhưng chống ung thư cực tốt

Google News

Một số thực phẩm như khoai lang, củ nghệ, hạt tiêu xanh… có tác dụng tốt trong việc chống lại tế bào ung thư.

Củ nghệ

Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh. Trong một nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.

Curcumin đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa các hợp chất isothiocyanate và indole, tác dụng ngăn chặn các chất gây ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u. Bên cạnh đó các loại rau họ cải khác, như súp lơ, bắp cải, xà lách và rau cải xanh, chứa các hợp chất tương tự.

Trà xanh

Trà xanh gắn liền với nhiều lợi ích khác nhau, từ giảm cân đến kiểm soát huyết áp. Nó chứa nhiều polyphenol và catechin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương DNA do các gốc tự do gây ra. Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tính hiệu quả của nó, nhưng nó hoàn toàn không có hại gì khi thêm một cốc vào thói quen hàng ngày của bạn.

Hạt tiêu xanh

Chất capsaicin trong hạt tiêu xanh là một chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn chặn quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn chặn và làm giảm tỷ lệ tế bào ung thư trong cơ thể. Vì vậy, bạn hãy cho thêm hạt tiêu xanh vào các món ăn hàng ngày để ngăn ngừa ung thư.

Ăn uống đủ chất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Bắp cải

Bắp cải là loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành hợp chất hữu ích.

Nấm

Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.

Cà rốt

Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khoai lang

Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.

Tỏi

Các loại rau thuộc họ hành tỏi bao gồm tỏi, hành tây, hành lá, hẹ và tỏi tây. Khả năng chống ung thư của chúng nhờ vào một số hợp chất có chứa lưu huỳnh cay nồng cũng như chất chống ô xy hóa quercetin. Đặc biệt tỏi và các loại thực phẩm thuộc họ allium khác có thể bảo vệ chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng, theo Healthgrades.

Bí đỏ

Bí đỏ rất giàu beta-carotene và các sắc tố carotenoid khác. Ngoài việc là chất chống ô xy hóa, beta-carotene được chuyển hóa thành vitamin A, một chất dinh dưỡng cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư, theo Healthgrades.

Cà chua

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Đu đủ

Trong quả đu đủ chứa các hợp chất beta carotene và lycopene hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Lời khuyên hữu ích cho cuộc sống lành mạnh

- Bổ sung các món ăn với các loại rau và trái cây màu sắc, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

- Chọn cá, thịt gia cầm hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

- Nếu tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, nên sử dụng khẩu phần nhỏ hơn.

- Chế biến các loại thịt gia cầm và cá bằng cách hấp hoặc luộc, tránh chiên hoặc nướng.

- Tiêu thụ nhiều rau, trái cây nguyên quả và các loại thực phẩm ít calo.

- Sử dụng đĩa đựng đồ ăn và bát ăn kích thước nhỏ hơn cho những thực phẩm có calo lớn hơn.

- Chú ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.

- Hạn chế sử dụng nước sốt kem, các loại nước sốt nhiều muối và phụ gia.

Theo Trúc Chi/Người đưa tin