Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư miệng khá thấp nhưng mức độ lại rất nguy hiểm, thế nên mọi người tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này. Triệu chứng chính của ung thư miệng bao gồm những thay đổi trên niêm mạc miệng như là: có mảng trắng, đen, nâu, tình trạng viêm lặp đi lặp lại nhiều lần, bị loét và chảy máu trong khoang miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của miệng như nói, nuốt thức ăn.
Không có loại thuốc điều trị nào tốt nhất bằng việc đề phòng căn bệnh đó xảy ra. Mặc dù việc đề phòng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng nhiều người chủ quan ăn uống "thả phanh", để rồi ung thư ghé đến mới cảm thấy hối hận. Đối với bệnh ung thư miệng, có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống . Do vậy, nếu bạn thuộc trong nhóm 7 đối tượng nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư miệng, bạn cần phải thay đổi những thói quen của mình ngay.
Các nhóm nguy cơ cao của ung thư miệng là ai?
1. Người không chú ý đến vệ sinh răng miệng
Môi trường răng miệng càng bẩn thì nguy cơ ung thư miệng càng cao. Trong trường hợp bị viêm nha chu, niêm mạc miệng đã bị vi khuẩn kích thích. Miễn là niêm mạc miệng bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, vết thương không lành trong một thời gian dài, cuối cùng gây ra ung thư miệng.
2. Người thích ăn đồ cay nóng
Thức ăn nóng và cay là sở thích của không ít người, đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư miệng. Nếu thực phẩm vượt quá 70 độ C, nó sẽ đốt cháy niêm mạc miệng, khi bị niêm mạc bị đốt cháy nhiều lần, vết thương sẽ khó lành lại, tốc độ tăng sinh tế bào bị vỡ quá nhanh, dẫn tới dễ bị ung thư.
3. Những người bị loét lưỡi chưa lành
Loét miệng nếu không lành trong thời gian dài sẽ trở thành ung thư miệng.
Loét miệng là một bệnh phổ biến. Nếu chúng không lành trong một thời gian dài thì trở thành tiền thân của ung thư miệng. Trong trường hợp bình thường, loét miệng có thể tự lành trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm trong hơn 3 tuần và có xu hướng nặng thêm, bạn nên nghi ngờ mình ung thư miệng.
4. Người thích nhai trầu
Sau khi điều tra, người ta thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư miệng ở Hồ Nam và Đài Bắc, Trung Quốc rất cao, nguyên nhân được cho là do thói quen thích nhai trầu. Quả cau hiện được phân loại là chất gây ung thư hạng nhất. Quả cau chứa một lượng lớn chất độc hại, có thể gây ung thư miệng nếu nhai trong thời gian dài.
5. Người hút thuốc và uống nhiều rượu
Thuốc lá có chứa các chất có hại là nguyên nhân chính gây ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư ở miệng đều có liên quan đến hút thuốc. Ngoài ra, thành phần chính của rượu là dung môi, có thể thúc đẩy chất gây ung thư vào niêm mạc miệng, gây ra ung thư miệng.
6. Người có răng bất thường
Đa số bệnh nhân ung thư miệng đều có răng không khỏe mạnh. Răng giả được lắp đặt không đúng cách, gốc và thân răng còn sót lại bị hư hỏng dần sẽ khiến niêm mạc miệng và lưỡi tiếp tục bị kích thích, có thể dẫn tới ung thư.
7. Những đối tượng khác
Nhiễm Treponema pallidum và papillomavirus ở người có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc ung thư miệng. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư miệng cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư miệng.
Lời khuyên để tránh ung thư miệng
Khi nhổ răng, răng phải được thay thế kịp thời, nên nhổ sạch toàn bộ gốc răng trước khi trồng răng giả. Ngoài ra, để phòng tránh ung thư miệng mọi người cần từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn đồ cay nóng trong khi bị loét miệng, nên uống nhiều nước và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Theo Nhịp sống Việt