Củ nghệ là một loại gia vị từ họ gừng thường được sử dụng trong các món ăn châu Á và được dùng như một chất bổ sung dinh dưỡng. Như với hầu hết các chất bổ sung, có bằng chứng về một số tác dụng nhất định nhưng cũng tồn tại rất nhiều cách sử dụng truyền thống không có căn cứ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), các
công dụng của củ nghệ đã được thử nghiệm bao gồm khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, chống HIV và chống virus; giúp ngăn ngừa cục máu đông, sỏi mật và các vấn đề về gan; và làm giảm các triệu chứng của khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, ghẻ và viêm khớp.
Bên cạnh những công dụng đã được chứng minh, cũng có không ít lý do khiến bạn nên xem xét việc sử dụng nghệ, bởi nó không phải “thần dược” phù hợp cho tất cả mọi người.
1. Dị ứng
Nghệ được biết đến nhiều với việc gây ra các loại dị ứng. Các triệu chứng bao gồm ngứa ngoài da, nổi mẩn đỏ, thở gấp… Những người dị ứng với các loại rau, củ cùng họ với nghệ đều có nguy cơ dị ứng với các loại thực vật có màu vàng. Ngoài ra, không chỉ có các triệu chứng ngoài da mà hệ tiêu hóa cũng có thể bị ảnh hưởng.
2. Tác dụng phụ
Các ảnh hưởng xấu khác của nghệ thường là nguyên nhân của việc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài. Các tác dụng phụ có thể kể đến như là đau bụng, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa… Nghiêm trọng hơn, bột nghệ còn gây ra ợ nóng, loét dạ dày. Theo lời khuyên của chuyên gia, lượng dùng bột nghệ vừa đủ chỉ nên từ 400mg đến 3g chia đều cho các lần sử dụng trong cả ngày.
3. Cảnh báo
Trung tâm ung thư Sloan-Kettering (The Memorial Sloan-Kettering Cancer Center) khuyến cáo bột nghệ có các tác dụng xấu tới quá trình hóa trị của người mắc ung thư; những người có bệnh thận, sỏi mật cần hạn chế sử dụng. Đối với người mang thai, việc sử dụng bột nghệ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Không chỉ riêng với người lớn, nghệ gây ra hiện tượng huyết áp thấp cũng như giảm hệ miễn dịch của trẻ em.
4. Kiêng kị
Trung tâm Sloan-Kettering khuyến cáo nghệ có thể có tương tác với các loại thuốc hoặc chất bổ sung khác, một số thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu, hoặc các thành phần thuốc như camptothecin, celiprolol, cyclophosphamide, doxorubicin, mechlorethamine, midazolam và thuốc được chuyển hóa bởi enzyme CYP3A4.
NIH cũng bổ sung các tương tác khác có thể với thuốc huyết áp và thuốc trị tiểu đường, thuốc chống viêm và chất điều chỉnh cholesterol. Tương tác có thể xảy ra với các chất bổ sung và thảo dược khác cũng ảnh hưởng đến các điều kiện này. Nếu thấy có sự bất ổn, hãy tìm đến bác sĩ để nhận sự tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý.
An Khuê (Theo Livestrong)