Giấc ngủ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể con người, cái gọi là chất lượng giấc ngủ tốt không chỉ là ngủ từ 7 đến 8 tiếng mà còn cần nhiều yếu tố khác. Bác sĩ cho biết nếu đáp ứng được cả 5 yếu tố này thì tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân sẽ giảm 30% và tuổi thọ có thể kéo dài thêm 2 đến 4 năm.
Bác sĩ Hoàng Hiên, bác sĩ làm việc trong phòng chăm sóc tích cực người Trung Quốc, đã chia sẻ một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Trung tâm thống kê y tế Đài Loan thực hiện từ năm 2013 đến 2018 để phân tích chất lượng giấc ngủ của 170.000 người và tìm thấy 5 yếu tố là nguyên nhân chính giúp duy trì chất lượng giấc ngủ ngon.
|
Ảnh minh hoạ. |
1. Ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. (1 điểm)
2. Khó ngủ không quá 2 ngày mỗi tuần. (1 điểm)
3. Thức giấc giữa đêm và không ngủ được không quá 2 ngày mỗi tuần. (1 điểm)
4. Không dùng thuốc ngủ. (1 điểm)
5. Cảm thấy "được nghỉ ngơi đầy đủ" sau khi thức dậy ít nhất 5 ngày một tuần. (1 điểm)
So sánh kết quả, nghiên cứu chỉ ra rằng những người có đủ cả 5 điểm sẽ giảm 30% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, tỷ lệ tử vong do tim mạch giảm 21% và tỷ lệ tử vong do ung thư giảm 19%. Ngoài ra, tuổi thọ của đàn ông có thể kéo dài thêm khoảng 4,7 năm và của phụ nữ có thể kéo dài thêm 2,4 năm.
Các bác sĩ nhấn mạnh, chỉ khi đạt tiêu chuẩn về các chỉ số chất lượng giấc ngủ tốt, chúng ta mới có thể sống lâu hơn, vì vậy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là chưa đủ.
Chuyên gia dinh dưỡng Tiết Hiểu Tinh cũng chia sẻ rằng "Hiệp hội Tim mạch Mỹ" đã công bố một nghiên cứu vào năm 2022, nhắc nhở rõ ràng rằng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ngủ trung bình hàng ngày cho người lớn được khuyến nghị là 7-9 giờ, trẻ em dưới 5 tuổi được khuyến nghị là 10-16 giờ mỗi ngày, trẻ em từ 6-12 tuổi được khuyến nghị là 9-12 giờ một ngày, thanh thiếu niên từ 13-18 tuổi được khuyến cáo nên ngủ mỗi ngày từ 8 đến 10 tiếng.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng thời gian ngủ liên tục mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong khi ngủ sâu, cơ thể sẽ bước vào giai đoạn sửa chữa sâu, đây là một cách quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
Không bước vào giai đoạn ngủ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và thậm chí là suy tim. So với những người ngủ 6-9 tiếng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 20%.
Ngoài ra, giấc ngủ bất thường cũng có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa năng lượng, bao gồm: Hành vi ăn uống, hệ thần kinh nội tiết và tự chủ và các khía cạnh khác sẽ làm xáo trộn môi trường trao đổi chất. Thời gian ngủ ngắn cũng làm tăng tổng lượng năng lượng và chất béo, cũng như tăng lượng carbohydrate ăn nhẹ vào buổi tối.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nóng: Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán tuổi thọ của một người
Kiều Dụ (Theo CNT)