Nghỉ hưu là học cách ở một mình

Google News

Nghỉ hưu là một bước ngoặt lớn của cuộc đời, từ thói quen sinh hoạt, thu nhập tài chính, địa vị xã hội và danh tiếng của một người sẽ hoàn toàn thay đổi.

Chú Lưu nghỉ hưu ở một công ty tư nhân khi đã 62 tuổi. Chú đã quản lý công ty hơn 40 năm và tích lũy được một số mối quan hệ.
 Trước đây, để lấy lòng chú Lưu, nhiều đồng nghiệp thường tìm nhiều lý do khác nhau để đãi chú ăn tối và tặng chú một số món quà nhỏ đáng giá. Tuy nhiên, kể từ khi chính thức nghỉ hưu, chú nhận thấy thái độ của mọi người khác hẳn.
 Khi mới nghỉ hưu, chú vẫn thường xuyên liên lạc với các đồng nghiệp cũ, đôi khi cấp dưới lại rủ chú đi nhậu, cafe. Nhưng dần dần họ không còn nhiệt tình với chú như trước nữa. Mỗi lần chú mời họ đi giao lưu, họ luôn tìm đủ lý do để trốn tránh. Dần dần chú nhận thấy không còn ai chủ động liên lạc với mình.
 
Nghi huu la hoc cach o mot minh
Ảnh minh họa
Cuối cùng chú Lưu cũng hiểu rằng khi nghỉ hưu, mất việc, mất quyền lợi thì sẽ không có điều kiện để trao đổi giá trị với người khác. Bởi vì người khác sẽ không còn cố tình khen ngợi và làm hài lòng bạn nữa.
Sau khi nghỉ hưu, bạn sẽ thấy rằng những đồng nghiệp từng là bạn tốt lại là những người đầu tiên xa lánh bạn. Đây là bản chất của con người.
Như người ta vẫn nói, kỳ vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Về già, chúng ta nên học cách buông bỏ để quãng đời còn lại của chúng ta sẽ ngày càng dễ dàng hơn.
Chú Lưu bắt đầu lại những sở thích cá nhân đã lâu không làm như đọc một số tác phẩm văn học, đi dạo trong công viên một mình để tận hưởng khoảng thời gian yên tĩnh và thoải mái,...
Cách sống tốt nhất sau khi nghỉ hưu không phải là tụ tập nhóm, không uống rượu giao lưu mà là "một mình"
Khi còn đang đi làm, chúng ta buộc phải hòa nhập xã hội để tồn tại ở nơi làm việc thì sau khi nghỉ hưu, cuối cùng chúng ta không còn phải ép mình tham gia vào những cuộc vui mà chúng ta có thể cho phép mình làm những gì mình thích mà không cần quan tâm quá nhiều về ý kiến của người khác.
Hầu hết những người già sống sung túc trong những năm cuối đời đều biết cách ở một mình.
Hãy tận hưởng sớm
Cuộc đời chỉ có 30.000 ngày, nghỉ hưu nghĩa là đã sống được 2/3 thời gian và đã đến lúc tận hưởng 1/3 còn lại.
Răng còn tốt, chân còn khỏe, cơ thể còn có khả năng tự chăm sóc, đi nếm những món ngon thiên hạ, ngắm sông núi bao la, đi dạo khắp nơi sẽ không uổng phí thời gian của bạn.
Muốn ăn gì thì mua, đi đâu thì đi và sống hạnh phúc mỗi ngày cho đến hết cuộc đời.
Nghi huu la hoc cach o mot minh-Hinh-2
Hãy thương mình đi, đừng chỉ lo cho con cái
Một số người già đã dành cả cuộc đời cho con cái và sau khi nghỉ hưu, họ dùng tiền lương hưu để giúp con cái trả nợ thế chấp. Tuy nhiên khi con cái đã đến tuổi lập gia đình là chúng ta đã hoàn thành trách nhiệm của mình với tư cách là cha mẹ.
Sau khi nghỉ hưu, chúng ta già đi, sức khỏe giảm sút, thu nhập ngày càng đơn điệu. Lương hưu là nguồn thu nhập duy nhất lúc này, mỗi người nên lo cho bản thân mình trước tiên.
Chỉ khi bạn sống tốt thì con cái mới tôn trọng bạn từ tận đáy lòng.
Nuôi dưỡng một sở thích
Sau khi nghỉ hưu, bạn không cần phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không cần phải đi làm đúng giờ, cuộc sống là của riêng bạn. Nhưng nếu nhàn rỗi mà không có sở thích gì, cuộc sống sẽ rất trống rỗng.
Con người luôn cần việc gì đó để làm, chẳng hạn như đọc, viết, hay tập Thái Cực Quyền. Tóm lại, hãy nuôi dưỡng một số sở thích cho bản thân và chuẩn bị cho tổ ấm khi về già.
Bạn sẽ không thể suốt ngày nhìn chằm chằm vào tường khi vợ con bạn không thể ở bên bạn. Con người phải có nguồn nuôi dưỡng tinh thần.
 Đừng tức giận, hạnh phúc luôn đến trước
 Các bệnh thường gặp của người cao tuổi bao gồm cao huyết áp, mỡ máu cao, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim. Hầu hết các bệnh này đều liên quan đến sự tức giận. Sau khi nghỉ hưu, chúng ta cần rèn luyện tâm lý cởi mở, không ngại nói, không ngại bàn luận, không sợ người khác nói xấu sau lưng.
 Cuộc đời vốn ngắn ngủi, hạnh phúc đến từ việc học cách vui vẻ, học cách bao dung và không quan tâm.
 Hãy giữ một tâm lý trẻ trung. Sau tất cả những vất vả trong nửa đầu cuộc đời, bạn có thể có được một cuộc sống hạnh phúc trong nửa sau của cuộc đời.
 Sau khi về hưu, nếu chúng ta sống với tâm lý này thì quãng đời còn lại của chúng ta sẽ không uổng phí.
Theo T.Linh/Gia đình Việt Nam