Đau bụng kinh chắc hẳn là điều mà nhiều chị em từng trải qua, nó cũng là hiện tượng tương đối phổ biến ở các bạn nữ. Nhiều người thường nói đau bụng kinh thì sinh con sẽ thuận lợi…Nhưng không hẳn là như vậy.
Cách đây vài ngày, cô Ngô, 32 tuổi, người Côn Minh, Trung Quốc, ngất xỉu vì đau bụng kinh, được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện để khám thì được chẩn đoán là ung thư cổ tử cung, khiến tất cả mọi người đều choáng váng.
Thật vậy, có rất nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh, tức là khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ có cảm giác đau nhất định ở vùng bụng dưới, nguyên nhân chung là do nội mạc tử cung bong ra, cơn đau thường diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt mà chị em thường bị đau tức vùng bụng dưới thì hãy chú ý và đề phòng ung thư cổ tử cung hoặc tổn thương cổ tử cung.
|
Ảnh minh họa. |
Ngoài ra, còn một kiểu đau nữa, cũng có thể liên quan đến ung thư cổ tử cung, mong các bạn đừng bỏ qua, đó là đau đớn khi giao hợp. Nhiều người biết rằng trong những trường hợp bình thường, nếu không phải là lần đầu tiên có hành vi ân ái, hoặc có bất kỳ yếu tố bệnh tật nào, nói chung, khi hai vợ chồng thân mật, về cơ bản không có cảm giác đau đớn khó chịu.
Vì vậy, nếu đột nhiên xảy ra hiện tượng đau rát khi giao hợp, đặc biệt là sau khi giao hợp cũng có máu không rõ nguyên nhân thì bạn phải chú ý, đây có thể là tổn thương ở cổ tử cung, các tế bào và mô cổ tử cung đã bị tổn thương. Trong trường hợp ra máu bất thường, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan.
Một số nghiên cứu cho rằng, mặc dù ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm nhưng trên thực tế, đây cũng là một căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát được.
Đầu tiên, hãy có ý thức bảo vệ bản thân mạnh mẽ
Các bạn nữ dần hình thành ý thức bảo vệ bản thân từ tuổi vị thành niên, nhất là trong quan hệ giữa hai giới, nên tìm hiểu một số kiến thức về tình dục càng sớm càng tốt, không nên quan hệ với bạn nam quá sớm để không làm tổn thương cổ tử cung và khiến bản thân trở thành nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, hành vi ân ái không có biện pháp bảo vệ ở lứa tuổi nào cũng cần thận trọng, không chỉ có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, làm gián đoạn nhịp sinh hoạt mà còn có thể bị viêm cổ tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
|
Ảnh minh họa. |
Thứ hai, kiểm tra cổ tử cung thường xuyên
Về việc tầm soát định kỳ, nhiều người có quan điểm sai, cho rằng đã tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là an toàn thì không cần phải tầm soát lại, hoặc còn trẻ thì không cần thiết.
Trên thực tế, những quan điểm này là sai lầm. Thuốc chủng ngừa ung thư cổ tử cung ngăn ngừa hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung, nhưng không đảm bảo là 100% và sự tiếp nhận thuốc của cơ thể mọi người không nhất thiết giống nhau. Vì vậy, việc tầm soát thường xuyên vẫn rất cần thiết.
Thứ ba, đối phó với virus HPV
Đối với những người được phát hiện dương tính với virus HPV, việc cải thiện khả năng miễn dịch là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy virus được loại bỏ càng sớm càng tốt. Mục đích tăng cường miễn dịch có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh và tập luyện khoa học.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân nhiễm virus HPV, nếu muốn nâng cao khả năng miễn dịch và loại bỏ virus trong thời gian ngắn thì cần lưu ý thêm một số điều nhỏ là phải thay đổi thói quen sinh hoạt, không thức khuya, tập thể dục nhiều hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc,… Tất cả đều tốt cho khả năng miễn dịch, giúp loại bỏ virus HPV.
Kiều Dụ (Theo SH)