Một loại thức uống sức khỏe lưu truyền rộng rãi trong dân gian - "trứng giấm", là dùng trứng gà ngâm trong giấm, rồi ăn cả trứng đã hòa tan trong giấm. Thức uống trứng giấm này từ thời cổ Hy Lạp đã được người ta biết đến, có nhiều loại công hiệu, chế biến thuận tiện.
Trứng giấm không chỉ “tổng hợp” thành phần dinh dưỡng của trứng và giấm mà còn có tác dụng “thực liệu”, hơn nữa trứng gà dưới tác dụng của giấm, dự phòng được nguy cơ nhiễm khuẩn, vi sinh vật khi ta ăn trứng gà sống.
Lòng đỏ trứng sống do phân tử lớn hơn, rất khó được các tổ chức ruột non hấp thu, lòng đỏ sau khi ngâm giấm, các phân tử xảy ra phân chia, thành những phân tử nhỏ, các chất lecithin, cholin và vitamin H… dễ được cơ thể hấp thu, phát huy những chức năng sinh lý.
Ảnh minh họa.
Sau hai tháng sử dụng bài thuốc này, điều kỳ diệu đã thật sự tìm đến. Rika Zaraï đã có thể hoàn toàn đi lại bình thường, chiếc chân bị gãy cũng đã liền xương và lành hẳn, cột sống cũng không còn dấu hiệu của chấn thương. Mãi sau này các bác sĩ mới nhận ra kết quả này có được là nhờ Rika Zaraï đã uống món trứng ngâm với chanh (hoặc giấm) đều đặn mỗi ngày.
Sau đó nữa, cả Tây y lẫn Đông y đều xác nhận món trứng ngâm giấm thật sự có những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người. Người Nhật ghi nhận, các Samurai thường xuyên được tẩm bổ bằng món này để giúp tinh thần minh mẫn, phục hồi sức khỏe và tăng cường thể lực.
Cách chế biến trứng giấm
Giấm gạo 180ml, trứng gà (còn tươi) 1 quả. Trứng sau khi rửa sạch, dùng ngâm trong giấm hai ngày đêm. Sau khi vỏ trứng hòa tan hoàn toàn, dùng đũa đâm thủng màng trứng còn lại và gắp ra. Sau khi khuấy thật đều lòng trắng và lòng đỏ trứng, sẽ có trứng giấm nguyên chất, đặt trong tủ lạnh để bảo quản.
Cách dùng: Múc 2 muỗng trứng giấm nguyên chất, thêm 1 muỗng mật ong, dùng lượng nước đun sôi để nguội gấp 7, 8 lần để pha loãng rồi uống. Ngày 1 - 2 lần, dùng sau bữa ăn 20 - 30 phút.
Khi chế biến dịch trứng giấm cần chọn loại giấm tốt, không được dùng giấm hóa học để ngâm chế, sẽ phá hỏng tất cả chức năng bảo vệ sức khỏe của món trứng giấm.
Chọn trứng gà còn tươi, mỗi trứng ngâm với 150 - 180ml giấm, sau khi ngâm 2 ngày đêm, thì có thể khuấy nát quả trứng, rồi ngâm thêm 1 ngày đêm thì dùng. Một số trứng khi chế biến sẽ nổi trên mặt giấm, sau khi dùng đũa khuấy nát, mới hòa tan trong giấm.
Thông thường, chế biến 1 quả trứng giấm, có thể dùng trong 1 tuần, mỗi ngày dùng 20 - 30ml, uống với lượng nước đun sôi để nguội gấp 7 - 8 lần. Sau ngày thứ 4, chế biến dịch trứng giấm quả kế tiếp, để tiện dùng liên tục.
Có người chỉ dùng vỏ trứng chế biến dịch trứng giấm, vỏ trứng được mềm hóa bởi giấm là một loại muối canxi khó mà có được, được đường ruột hấp thu sạch, có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như loãng xương, thiếu canxi.
Món ăn bài thuốc dùng trứng và giấm
Đau thắt ngực thể khí trệ huyết ứ: trứng gà tươi 1 quả, giấm 60ml, đường đen vừa đủ. Trứng gà đập trong chén, thêm giấm, đường đen trộn đều thì dùng. Ngày 1 - 2 lần, dùng liền vài ngày.
Sinh khó, sau khi sinh đi lị ra máu: trứng gà tươi 3 quả, giấm 50ml. Lấy lòng đỏ trứng trộn đều với giấm, 1 lần uống sạch.
Sa đì: Trứng gà 2 quả, giấm 250ml. Trước tiên trứng gà ngâm giấm 1 ngày, rồi đem đun đến khi giấm còn phân nửa, ăn trứng uống giấm ngay lúc nóng. Đạt hiệu nghiệm với cơn đau bụng dưới liền với tinh hoàn, cũng như tinh hoàn hơi sưng đau, vã mồ hôi sau khi ăn hiệu quả càng cao.
Sốt rét: Trứng gà 3 quả, giấm 100ml. Đập trứng, cùng giấm cho vào nồi đất nấu sôi, uống ấm. Sau khi dùng, sẽ rét trước nóng sau, vã mồ hôi, sau khi hết sốt sẽ có hiện tượng đau đầu, nôn ói…
Viêm phế quản mạn: Dầu mè 30 - 40ml, giấm vừa đủ, trứng gà 2 quả. Đập trứng vào dầu mè đang nóng cho chín, thêm giấm nấu. Mỗi sáng và chiều dùng 1 quả trứng. Thời gian dùng thì kiêng rượu, thuốc lá.
Nôn khi thai nghén: Trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, giấm 60ml. Giấm nấu sôi, nêm vào đường trắng nấu tan, đập vào trứng, nấu chín, dùng sạch; ngày 1 thang, dùng liền 3 ngày.
Tiêu chảy do nhiệt: Trứng gà 2 quả, dưa chuột 30g, giấm 100ml. Dưa chuột rửa sạch thái nhuyễn, đập vào trứng gà, trộn đều, đổ vào chảo chiên, rưới lên giấm. Mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi hết tiêu chảy.
Kiết lị dạng nước: Trứng gà 3 quả, bột mì 150g, giấm 30ml. Đập trứng gà vào trong bột mì, nhào thành khối bột, cắt lát nhỏ, dùng giấm rang chín; ngày 2 lần, cho đến khi lành bệnh.
Vai lưng mỏi đau: Chuối 1 quả, cà rốt 150g, táo tây 200g, trứng gà 1 quả, sữa bò 100ml, giấm 100ml, mật ong vừa đủ. Chuối lột vỏ cắt làm đôi, cà rốt và táo tây thái hạt lựu, cho vào máy xay, thêm lòng đỏ trứng, sữa bò, giấm chế biến thành sinh tố, nêm thêm mật ong, thường dùng có hiệu quả.
Tiêu chảy lâu ngày do tỳ vị hư hàn: Trứng gà 3 quả, giấm 15ml, gừng tươi 15g, muối và hành vừa đủ. Đập trứng vào chén, thêm gừng, hành đã thái nhuyễn và muối trộn đều, dùng dầu chiên trứng, rưới thêm giấm. Dùng ăn như điểm tâm, dùng liền vài lần, cho đến khi lành bệnh.
Lưu ý khi dùng trứng ngâm giấm
Đây là món ăn gia truyền từ xa xưa, khi ăn cần căn cứ vào sức khỏe bản thân để lựa chọn liều lượng phù hợp. Nhớ kết hợp với nước ấm để uống. Nếu có phản ứng khác thường, bạn không cần lo lắng vì đây không phải là món ăn gây nguy hiểm.
Phải đảm bảo chọn trứng tươi, sạch sẽ, giấm tốt. Thời gian ngâm phải đủ để vỏ trứng mềm ra, chuyển hóa canxi trong vỏ trứng vào hỗn hợp.
Món ăn này là thực phẩm nên không phải kiêng kỵ khi bạn đang uống các loại thuốc chữa bệnh khác. Món ăn này phù hợp cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Món ăn này có khẩu vị hơi khó chịu, không phải ai cũng có thể thích ăn. Tùy cách pha chế của mỗi người sẽ làm cho món trứng dễ ăn hơn.
Trứng làm xong có thể bảo quản trong tủ lạnh. Không nên để tùy tiện ra ngoài hoặc không đậy nắp kín làm bốc mùi trong nhà.
Nếu bạn ăn thấy hợp, muốn tiếp tục ăn thì nên ngâm sớm để duy trì lịch ăn liên tục. Nếu ăn 1 quả trong 3 ngày và phải ngâm trong 2 ngày, thì hãy ngâm trước khi ăn hết mẻ trước.
Một số người có bệnh xuất huyết não hay tim mạch, dạ dày khi ăn món này có thể có những phản ứng ợ chua hoặc khó chịu. Nặng hơn có thể bị đi ngoài phân lỏng, phân đen, xì hơi. Nhưng thông thường, không cần quá lo lắng, kiên trì ăn 3-4 ngày sẽ bình thường trở lại.